Khi nói đến lạm phát, vấn đề được mọi người nhận thấy rõ nhất là giá cả tăng lên. Vấn đề này ảnh hưởng to lớn đến đời sống dân chúng, đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Trong khu vực sản xuất công nghiệp, giá tăng làm tăng liên tục một số yếu tố đầu vào, làm chi phí sản xuất tăng, giá bán sản phẩm tăng và làm sức mua giảm. Một áp lực quan trọng nữa đối với các doanh nghiệp là sức ép đòi tăng lương từ phía người lao động để duy trì mức sống như cũ. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư và mở rộng kinh doanh cũng gặp phải khó khăn do lãi suất tiền vay tăng, nguy cơ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản gây tác động xấu đến công ăn việc làm.
Năm 2009, mục tiêu hàng đầu của Việt Nam là kiềm chế lạm phát bằng chính sách tiền tệ và tài khóa, những giải pháp vĩ mơ này là đúng, nhưng mức độ không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đối với nhiều mặt của nền kinh tế. Khi thắt
chặt tiền tệ, làm cho lãi suất huy động vốn tăng, lãi suất cho vay cũng tăng, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư, làm giảm nhiệt tình bỏ vốn đầu tư. Lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao sẽ làm VNĐ yếu đi so với các ngoại tệ khác, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải gánh chịu chi phí đầu tư tăng, dẫn đến lỗ lả và có thể cắt giảm các nguồn đầu tư FDI và thoái vốn khỏi Việt Nam.
Lạm phát làm lãi suất tăng, làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của dân chúng và các nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư là điều không tránh được.
Theo báo cáo cuả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 3/2009, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được chỉ đạt hơn 6 tỷ USD, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái.