Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay:

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 87 - 89)

- Quy định về thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất thuê: Nhà đầu tư thuê

a. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay:

và gián tiếp đến các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Khủng hoảng tài chính tồn cầu làm cho ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta ở các phương diện:

Thương mại : Xuất khẩu sẽ chịu nhiều ảnh hưởng do đơn đặt hàng sẽ ít đi do khó khăn về tài chính - kinh tế nên các nước giảm nhập khẩu, nhu cầu cuả người tiêu dùng giảm, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, cao su, cà phê, thuỷ sản... đều giảm, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, sẽ co lại do gặp khó khăn về vốn và đầu ra. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008.

Về tài chính tiền tệ: sự giao dịch, vay mượn sẽ khơng dễ dàng, và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn; tỷ giá các đồng tiền, giá vàng sẽ dao động mạnh, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu sẽ tác động đến chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia làm ảnh hưởng tới cả những dự án được cấp phép và những dự án tiềm năng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn trong huy động vốn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và tiêu thụ sản phẩm cũng khó khăn hơn. Xu hướng một số cơng ty mẹ ở chính quốc rút vốn, giảm đầu tư các cơng ty con ở Việt Nam để giải quyết khó khăn cho cơng ty mẹ. Do đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ bị giảm. Thực tế ở nước ta, số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại. Trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỉ USD), Tổng vốn FDI thực hiện trong 10 tháng năm 2008 so với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ đạt khoảng 15%. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6

tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,87 tỷ USD, bằng 22,6% so với cùng kỳ 2008.

Khả năng giải ngân vốn FDI và ODA trong năm 2008 cũng đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Tính từ đầu năm đến đầu tháng 6 năm 2009, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt 1.467,47 triệu USD. Trong đó, vốn vay đạt 1.448,02 triệu USD và viện trợ khơng hồn lại đạt 19,45 triệu USD, đạt hơn 9% so với 6 tháng đầu năm 2008. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, số vốn trên đạt chưa đáng kể so với tiềm năng thu hút ODA của Việt Nam. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, một phần do giải ngân của chính nguồn vốn này. Trong 5 tháng đầu năm 2009, ước tổng giá trị giải ngân ODA đạt khoảng 720 triệu USD, bằng 38% so với kế hoạch.

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng bị giảm. Năm 2008 là năm đầy biến động của thị trường chứng khoán, VN-Index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới 350 điểm. Do đó, các nhà đầu tư nước ngồi có biểu hiện rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam và tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước.

Khủng hoảng tài chính tồn cầu làm ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào thị trường chứng khoán do túi tiền của các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng. Khủng hoảng toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và khơng chỉ ở Việt Nam, mà huy động vốn trên thế giới cũng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w