- Chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ:
d. Nguồn nhân lực với chất lượng chưa cao:
là điểm rất yếu của vùng. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, trong khi đó tỷ lệ chung cả nước là 74,6%. Với tỷ lệ này, ĐBSCL xếp thứ 7/8 vùng của cả nước. Hiện tại, chỉ gần 20% lao động công nghiệp vùng ĐBSCL có trình độ chun mơn hóa và tay nghề cao, khoảng 17% lao động có tay nghề kỹ thuật đang trực tiếp sản xuất; cơ cấu lao động chưa hợp lý.
Lực lượng lao động tại khu vực phần lớn rất chịu khó, chăm chỉ nhưng chưa được đào tạo nghề nên chấp nhận làm việc với mức thu nhập khá thấp để tránh cuộc sống bấp bênh. Cho thấy nguồn nhân lực ở đây chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề.
Mặt khác, tác phong của người lao động cuả vùng cịn thuần nơng, tự do và tự phát, chưa hịa nhập được với sự phát triển kinh tế - xã hội mang tính chất cơng nghiệp. Đây là vấn đề khó thay đổi, cần phải mất thời gian dài để đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực hoàn toàn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển - xã hội của vùng.
đ. Bản sắc văn hoá của địa phương:
Nền văn hoá của ĐBSCL là nền văn hoá pha trộn cuả các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa, Kinh. Mỗi dân tộc đều giữ bản sắc văn hố cuả mình, chịu ảnh hưởng sâu đậm của tơn giáo và tín ngưỡng. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp văn hoá cuả các miền trong vùng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách phát triển kinh tế.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, ĐBSCL có nhiều cố gắng để cải thiện mơi trường đầu tư, đã có những thành cơng nhất định trong thu hút vốn đầu tư, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nhưng các hình thức đầu tư cịn đơn điệu, tính liên kết
vùng kém và chưa có quy hoạch vùng mang tính lâu dài nên số vốn huy động chưa đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế ĐBSCL.
Thu hút vốn đầu tư còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân. Trong đó, yếu tố con người trong việc nhận thức đầy đủ lợi thế của vùng, có chiến lược trong quy hoạch đầu tư để khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng là rất quan trọng và có tính chất quyết định. Lúc đó, ĐBSCL sẽ quan tâm thúc đẩy các hoạt động đem lại thuận lợi cho các nhà đầu tư, sẽ thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vốn đầu tư trong nước, góp phần vào tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững cho toàn vùng.