Máu và chức năng của máu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 49 - 53)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Máu và chức năng của máu

Máu là một chất dịch lỏng lưu thông trong tim và hệ thống mạch quản, là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể. Khi máu ngấm vào tế bào tổ

34

chức tạo thành dịch nội bào, máu ngấm vào khe hở giữa các tế bào thành dịch gian bào, máu đi vào ống lâm ba tạo nên dịch bạch huyết, máu vào não tuỷ tạo nên dịch não tuỷ. Các đặc tính của máu, thành phần của máu phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ thể, vì vậy những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tình trạng sức khoẻ cũng như giúp cho việc chẩn đoán bệnh (Everds, 2006; Forbes & cs., 2009).

Trong chăn nuôi, các chỉ số về huyết học đóng vai trị rất quan trọng và được xem như là các chỉ thị về trạng thái sinh lý của cơ thể, là vật liệu ban đầu để đánh giá phẩm chất của giống và phục vụ công tác lai tạo giống. Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, protein và các tiểu phần protein huyết thanh) có liên quan đến đặc tính di truyền, q trình sinh trưởng và phát triển, khả năng sinh sản và khả năng thích nghi của động vật với các mơi trường sống khác nhau (Mesa & cs., 2012; Schäfers, 2013).

Máu gồm hai thành phần: thể hữu hình (huyết cầu) và huyết tương. Các thể hữu hình của máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, chiếm 43 - 45% tổng số máu, chỉ số này được gọi là hematocrit. Hồng cầu là thành phần chiếm chủ yếu trong thể hữu hình. Huyết tương chiếm 55 - 57% tổng số máu (Lê Văn Thọ & Đàm Văn Tiện, 1992).

2.6.1. Huyết tƣơng

Huyết tương chứa nước, protein, các chất điện giải, các hợp chất hữu cơ và vô cơ, các hocmon, các vitamin, các chất trung gian hoá học, các sản phẩm chuyển hố... Huyết tương chứa tồn bộ các chất cần thiết cho cơ thể và toàn bộ các chất cần được thải ra ngồi. Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì được gọi là huyết thanh. Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm: Albumin; Các globulin miễn dịch hay kháng thể; Các chất điện giải; Các yếu tố đông máu; Các hormone và các chất thải khác của cơ thể (Lê Văn Thọ & Đàm Văn Tiện, 1992).

2.6.2. Thành phần có hình trong máu

2.6.2.1. Hồng cầu

Hồng cầu hay hồng huyết cầu (có nghĩa là tế bào máu đỏ), là loại tế bào máu có chức năng chính là hơ hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô. Enzyme carbonic anhydrase trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần vận tốc của phản ứng giữa CO2 và H2O tạo ra H2CO3. Nhờ đó, nước trong huyết tương vận chuyển CO2 dưới dạng ion bicarbonat (HCO3—) từ các mô

35

trở lại phổi để CO2 được tái tạo và thải ra dưới thể khí. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể khoẻ mạnh hay bệnh tật, mơi trường khí hậu, tốc độ sinh trưởng. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu cần phải đủ để đảm bảo vận chuyển oxy cho mơ bào, bất kỳ lí do gì làm giảm lượng oxy cung cấp cho tế bào đều làm tăng quá trình sản sinh hồng cầu (Lê Văn Thọ & Đàm Văn Tiện, 1992).

Thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết sắc tố hemoglobin (Hb) chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhiệm các chức năng của hồng cầu. Hemoglobin là một hợp chất protein phức tạp dễ tan trong nước, trong thành phần cấu tạo có một phân tử globin (chiếm 96%) kết hợp với 4 phân tử hem (chiếm 4%). Globin có tính đặc trưng cho từng lồi, vì vậy kiểu Hb mang đặc trưng di truyền của phẩm giống, do đó trong chăn ni có thể xác định các giống khác nhau qua kiểu Hb của từng cá thể. Theo Nguyễn Thị Tường Vy & Nguyễn Đức Hưng (2011), lợn Cỏ ở Thừa Thiên Huế có hàm lượng hemoglobin, lúc sơ sinh, 4, 8 tháng tuổi lần lượt là: 10,00g%; 12,74g%; 10,6g% ở lợn đực và 8,46g%; 10,7g%; 10,00g% ở lợn cái. Hàm lượng Hb của lợn sơ sinh trong tổ hợp lai (Lx MC) x D ở con đực 9,18 (g%) và con cái là 9,02 (g%); ở tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du) ở con đực là 9,50 (g%) và ở con cái là 8,95 (g%). Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, hàm lượng Hb của con lai trong tổ hợp lai (Lx MC) x D ở con đực là 13,27 (g%) và ở con cái là 12,37 (g%). Số lượng hồng cầu ở tổ hợp lai (Lx MC) x D và tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du): Ở con đực lần lượt là 4,47; 4,85 (triệu/mm3) và ở con cái lần lượt là 4,29; 4,40 (triệu/mm3). Số lượng hồng cầu ở giai đoạn 4 tháng tuổi ở tổ hợp lai (L x MC) x D và tổ hợp lai (L x MC) x (Pi – Du), con đực lần lượt là 7,50; 7,62 (triệu/mm3) ở con cái là 7,12 và 7,02 (triệu/mm3) (Nguyễn Thị Tường Vy & Đinh Văn Dũng, 2016).

2.6.2.2. Bạch cầu

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Theo Lê Văn Thọ & Đàm Văn Tiện (1992), có 5 loại tế bào bạch cầu: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu mơnơ và bạch cầu lympho. Tuy nhiên bạch cầu được phân thành ba loại chính:

36

- Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Trước đây, bạch cầu hạt cịn được gọi (khơng chính xác) là "bạch cầu đa nhân" do đặc điểm phân thùy (múi) của nhân tế bào. Ngồi ra cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 - 5 múi). Người ta sử dụng yếu tố phân múi này để định công thức bạch cầu Arneth.

- Tế bào lympho: Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B, tế bào T và các tế bào NK. Các tế bào B sản xuất ra kháng thể liên kết với tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng. Các tế bào T CD4+ (T bổ trợ) phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch (loại tế bào này bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV). Các tế bào T CD8+ (T gây độc) và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào.

- Bạch cầu đơn nhân (monocyte) chia sẻ chức năng ―dọn dẹp chân khơng‖ của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng cịn có vai trị bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô - thực bào rồi đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tường Vy & Nguyễn Đức Hưng (2011); Nguyễn Thị Tường Vy & Đinh Văn Dũng (2016): Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) lúc sơ sinh của lợn đực là 13,11; lúc 12 tháng tuổi là 22,57; ở lợn cái, tương ứng là 14,04 và 18,43. Công thức bạch cầu thay đổi theo tuổi: bạch cầu lâm ba có tỷ lệ cao nhất và giảm dần từ sinh đến 12 tháng tuổi, ở lợn đực tương ứng là 51,20% và 42,20%, còn ở lợn cái là 56,13% và 41,66%; bạch cầu trung tính tăng dần qua các tháng tuổi và khơng có sự sai khác giữa lợn đực và lợn cái; bạch cầu ái toan tăng nhẹ từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi.

37

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 49 - 53)