Cơ sở khoa học của các thuốc dùng trong điều trị

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 48 - 49)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Hiểu biết về dịch tiêu chảy cấp ở lợn(PED)

2.5.8. Cơ sở khoa học của các thuốc dùng trong điều trị

2.5.8.1. Thuốc Colistin sulfat

Colistin sulfate là kháng sinh thuộc nhóm polymycin polyeptid có phổ tác dụng rộng chủ yếu lên các vi khuẩn Gram (-). Cơ chế diệt khuẩn của colistin được cho là rất giống với cơ chế của polymyxin B, một đại diện của nhóm polymyxin. Colistin mang nhiều điện tích dương, vừa ái nước vừa ái mỡ. Những điện tích dương này tương tác theo cơ chế cân bằng điện tích với lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm và thế chỗ cho những ion mang hai điện tích dương của lớp màng lipid, đặc biệt là Canxi và Magie. Điều này phá vỡ lớp màng ngồi và giải phóng lipopolysaccharide (Peterson & cs., 1985). Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào vi khuẩn dẫn đến sự rò rỉ thành phần trong tế bào và sau đó là sự ly giải tế bào, dẫn đến sự chết tế bào (Falagas & cs., 2006). Colistin cũng có khả năng gắn kết và trung hòa phân tử lipopolysaccharide của vi khuẩn, đây chính là hoạt tính kháng nội độc tố của thuốc.

Colistin cũng có hoạt tính chống lại những vi khuẩn thuộc họ

Enterobacteriaceae và các vi khuẩn khác như: Stenotrophomonas maltophilia,

Haemophilus influenzae, Bordetella pertussis và Legionella pneumophila (Li & cs., 2005).

33

2.5.8.2. Thuốc Atropin sulfat

Atropine sulfat là thuốc gây ức chế hệ thần kinh phó giao cảm (parasympatholytic), làm giảm hoặc ngưng vận động cơ trơn. Thuốc được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm trong nhiều trường hợp như rối loạn bộ máy tiêu hóa, loét dạ dày - hành tá tràng (thuốc có tác dụng ức chế khả năng tiết acid dịch vị), hội chứng kích thích ruột (thuốc có tác dụng giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch), điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp hoặc mạn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn như cơn đau co thắt đường mật, đau quặn thận... (Phạm Khắc Hiếu, 2016).

Cách dùng: tiêm 0,1mg/kgTT/ngày.

2.5.8.3. Huyết liệu pháp

Đây là biện pháp kích thích phi đặc hiệu, dùng máu cùng lồi đưa vào cơ thể con bệnh nó sẽ kích thích chức năng phịng vệ của cơ thể làm tăng bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính), tăng thực bào và tăng q trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, khi dùng máu tự thân (Autosang) của con vật ốm có chứa độc tố của mầm bệnh nên sau khi tiêm cơ thể sẽ sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại mầm bệnh. Mặt khác, khi đưa máu vào cơ thể lợn bệnh ngồi chức năng kích thích phi đặc hiệu đối với cơ thể nó cịn kích thích cơ quan tạo máu để sinh ra huyết cầu (Phạm Ngọc Thạch & cs., 2006).

Cách dùng: tiêm bắp 1ml máu lợn/kgTT/lần/2ngày.

2.5.8.4. Glucose 5%

Dung dịch glucose 5% là dung dịch đẳng trương với máu và là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch.

2.5.8.5. Lactat Ringer

Dung dịch Lactat Ringer có thành phần điện giải và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat nên được dùng để bồi phụ nước và điện giải. Trong 100 ml dung dịch Lactat Ringer có chứa Natri clorid (0,6g), Kali clorid (0,04g), Canxi clorid.6H2O (0,04g) và Natri lactat 60% (0,516g).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 48 - 49)