Thực trạng mắc PED trên lợn nuôi tại các huyện của tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 69)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

4.2.Thực trạng mắc PED trên lợn nuôi tại các huyện của tỉnh Thanh Hoá

Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) của 6 huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá khá cao, trung bình tỷ lệ mắc bệnh khoảng 14,56%, tỷ lệ chết là 7,77% và tỷ lệ tử vong là 53,38% (bảng 4.2). Trong đó lợn nuôi tại huyện Tĩnh Gia có tỷ lệ mắc bệnh (16,12%), tỷ lệ chết (9,12%) và tỷ lệ tử vong (56,57%) là cao nhất và huyện Yên Định có tỷ lệ mắc bệnh (12,08%) và tỷ lệ chết (6,67%) thấp nhất so với các huyện (P<0,05).

Nguyên nhân dẫn đến có sự khác nhau giữa các huyện trong tỉnh là do có sự khác biệt về đặc điểm địa lý và trình độ kỹ thuật chăn nuôi. Tĩnh Gia là huyện vùng ven biển, chịu tác động của khí hậu vùng biển. Như Thanh và Thạch Thành

54

là những huyện thuộc khu vực miền núi, các chủ trại đa số là người địa phương khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Phạm Khắc Hiếu & cs. (1998) cho rằng các yếu tố khí hậu, thời tiết không thuận lợi là yếu tố tác động rất mạnh đến quá trình loạn khuẩn ở lợn và là nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy. Theo Hoàng Văn Tuấn & cs. (1998), tỷ lệ mắc tiêu chảy trong một số cơ sở chăn nuôi lợn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y.

Mai Thi Ngan (2020), khi nghiên cứu tình hình dịch tiêu chảy cấp (PED) tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 thì ở các vùng địa lý khác nhau cho kết quả mắc bệnh khác nhau. Ở khu vực Đông Bắc tỷ lệ nhiễm là 36,5%; khu vực Tây Bắc tỷ lệ nhiễm là 27,3%; Đồng bằng Sông Hồng tỷ lệ nhiễm là 33,6% và khu vực Duyên hải Bắc Trung bộ có tỷ lệ nhiễm là 11,4%.

4.1.3. Tình hình dịch tiêu chảy cấp theo đối tƣợng lợn nuôi tại Thanh Hoá

Để đánh giá khả năng kháng bệnh cũng như mức độ gây thiệt hại cho đàn lợn khi mắc dịch tiêu chảy cấp, chúng tôi đã tiến hành phân đối tượng lợn thành năm nhóm khác nhau, kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 cho thấy, 100% đối tượng lợn đều bị mắc bệnh, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở các nhóm đối tượng là khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở lợn con theo mẹ với tỷ lệ mắc bệnh là 22,01%, tiếp đến là lợn sau cai sữa với tỷ lệ mắc bệnh là 12,04% và thấp nhất là lợn đực giống (p<0,05). Ba nhóm đối tượng lợn là lợn thịt, lợn nái và lợn đực giống có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau và không có sự khác biệt về mặt thống kê học (p>0,05).

Về tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong do mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) trên đàn lợn chỉ xảy ra đối với hai nhóm đối tượng đó là nhóm lợn con theo mẹ với tỷ lệ chết là 15,99% và tỷ lệ tử vong là 72,63%. Nhóm lợn sau cai sữa với tỷ lệ chết là 3,20% và tỷ lệ tử vong là 26,59%. Khi nghiên cứu về PED ở 6 tỉnh phía Bắc, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh, tỷ lệ tử vong ở lợn con theo mẹ là 68,60% và có sự khác biệt lớn về mức độ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi (Nguyễn Văn Điệp & cs., 2014). Cũng nghiên cứu về vấn đề này, Đoàn Anh Tuấn (2012) cho biết: Nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 0 – 5 ngày tuổi: tỷ lệ tử vong 100%, nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 6 – 7 ngày tuổi tỷ lệ tử vong khoảng 50% còn nếu lợn con mắc bệnh ở độ tuổi lớn hơn 7 ngày tuổi tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Tomoyuki (2014), khi theo dõi tình hình mắc PED tại Nhật Bản giai đoạn từ tháng 10 năm

75

cứu trên cho thấy, các tổn thương vi thể ở ruột chủ yếu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) là sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm, lông nhung bị ăn mòn, tăng sinh các nang lympho và hoại tử tế bào.

Gregory & cs. (2013) cho biết lợn khi mắc PED các tổn thương cấp tính nhất là của các tế bào biểu mô thoái hóa trên bề mặt bên và các đầu của lông nhung. Các tế bào bị sưng lên một cách khác nhau với tế bào chất bạch cầu ái toan dạng hạt, đôi khi chứa các không bào proteinic màu hồng nhạt từ tròn đến bầu dục có kích thước thay đổi. Các tế bào sưng lên dẫn đến đường viền bàn chải có hình vỏ sò chứ không phải là bề mặt phát sáng tuyến tính bình thường hơn. Một số tế bào mất gắn kết với các tế bào lân cận trên bề mặt bên và với màng đáy trên bề mặt cơ bản của chúng. Các tế bào biểu mô hợp bào được quan sát có chứa nhiều nhân. Các vi nhung bị rút ngắn một cách khác nhau với sự ngưng tụ của lớp đệm gần các đầu của lông nhung. Các lông nhung bị teo nghiêm trọng, đầu của lông nhung bị bào mòn hoặc bị bao phủ bởi các tế bào biểu mô suy giảm rõ rệt với hình thái hình khối thấp đến hình vảy. Lớp đệm được cô đặc trong suốt chiều dài của lông nhung và thường chứa các mảnh vụn nhân và một số bạch cầu trung tính. Tế bào biểu mô lông nhung sưng lên có tế bào chất dạng hạt, đôi khi chứa các không bào màu hồng nhạt có kích thước thay đổi từ hình tròn đến hình bầu dục.

Ảnh 4.17. Sung huyết hạ niêm mạc ruột. (HE x 100)

Ảnh 4.18. Lông nhung ruột bị tù đầu, ngắn lại. (HE x 200)

76

Ảnh 4.19. Sung huyết hạ niêm mạc ruột nhuộm. (HE x 200)

Ảnh 4.20. Hoại tử tế bào biểu mô ruột. (HE x 200)

Ảnh 4.21. Thoái hóa tế bào trên đỉnh các lông nhung Tá tràng lợn mắc

PED. (HE x 200)

Ảnh 4.22. Các lông nhung Không tràng lợn mắc PED bị ngắn lại.

(HE x 200)

Ảnh 4.23. Lông nhung của Hồi tràng lợn mắc PED tù đầu, ngắn lại.

(HE X200)

Ảnh 4.24. Tổn thƣơng lông nhung Kết tràng lợn mắc PED. (HE x 200)

77

Ảnh 4.25. Tăng sinh nang Lympho thành ruột Hồi tràng lợn mắc PED.

(HE x 100)

Ảnh 4.26. Tăng sinh các nang Lympho thành ruột ở không tràng

lợn mắc PED. (HE x 200)

Ảnh 4.27. Thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh các tuyến ruột lợn mắc

PED. (HE x 400)

Ảnh 4.28. Sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh tuyến ruột

lợn mắc PED. (HE x 400) 4.2.4. Các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED)

4.2.4.1. Một số chỉ tiêu về chất lượng hồng cầu

a. Số lượng hồng cầu (RBC: 106/µL)

Số lượng hồng cầu ở các loài gia súc là khác nhau, trong cùng một loài số lượng hồng cầu thay đổi theo giống, giới tính, chế độ dinh dưỡng. Khi gia súc bị bệnh số lượng hồng cầu có thể tăng hay giảm. Số lượng hồng cầu tăng thường gặp trong trường hợp mất nước như: tiêu chảy nặng, nôn nhiều, sốt cao, trúng

78

độc (Asen, Coban) do thiếu dưỡng khí. Số lượng hồng cầu giảm thường gặp trong các bệnh thiếu máu, các bệnh làm dung huyết, ký sinh trùng đường máu.

Số lượng hồng cầu phản ánh phẩm chất con giống, số lượng hồng cầu càng nhiều thì sức sống, sức đề kháng của con vật càng tốt. Vì vậy, việc xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán bệnh.

Kết quả kiểm tra số lượng hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn mắc PED được thể hiện tại bảng 4.7.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Số lượng hồng cầu ở lợn khoẻ trung bình là 6,51 0,10x106/µL, từ 5,28 ÷ 7,52x106/µL. Trong khi đó số lượng hồng cầu ở lợn mắc dịnh tiêu chảy cấp (PED) là 7,76x106/µL. Hồ Văn Nam & cs. (1997) khi nghiên cứu về bệnh viêm ruột tiêu chảy ở lợn đã xác định được số lượng hồng cầu của lợn trung bình là 6,5 x106/µL, từ 6 ÷ 8x106/µL. Theo Masiuk & cs. (2018) ở lợn từ 16 đến 18 ngày tuổi mắc dịnh tiêu chảy cấp (PED) có số lượng hồng cầu (từ 7,14 đến 8,19x106/µL) cao hơn lợn khoẻ (5,62x106/µL) là 34,1% (P<0,05).

Khi lợn bị bệnh đã xuất hiện triệu chứng tiêu chảy mãnh liệt và giảm bú nên lượng nước trong cơ thể lợn giảm mạnh. Vì vậy, máu lợn sẽ bị cô đặc nên lượng hồng cầu/µL tăng. Phạm Ngọc Thạch & cs. (2006). Tại nghiên cứu này, các tác giả cho rằng: Trong thú y số lượng hồng cầu tăng thường do các nguyên nhân làm cơ thể mất nước như những bệnh gây tiêu chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi,... làm cho máu bị cô đặc.

b. Tỷ khối hồng cầu (HCT: %)

Tỷ khối hồng cầu là tỷ lệ phần trăm khối hồng cầu trong một thể tích máu nhất định. Xác định tỷ khối hồng cầu là một chỉ tiêu quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng. Tỷ khối hồng cầu có thể tăng hoặc giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ số này tăng khi thể tích bình quân hồng cầu tăng, hoặc số lượng hồng cầu tăng, hoặc cả hai cùng tăng và ngược lại, tỷ số sẽ giảm khi tỷ khối hồng cầu

79

Bảng 4.7. Số lƣợng, tỷ khối và thể tích bình quân của hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn mắc PED nuôi tại tỉnh Thanh Hoá

Đối tƣợng Số lƣợng hồng cầu (106/µL) Tỷ khối hồng cầu (%) Thể tích bình quân hồng cầu (fL) MSE MSE MSE Lợn khoẻ (n=40) 6,51  0,10b 37,30  0,38b 57,73  0,91 Lợn bệnh (n=40) 7,76  0,09a 43,84  0,26a 56,76  0,70

Ghi chú: Các chữ cái a,b biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05).

80

giảm khi thể tích bình quân hồng cầu giảm hoặc khi số lượng hồng cầu giảm hoặc khi cả hai cùng giảm. Kết quả kiểm tra tỷ khối hồng cầu ở lợn khoẻ và lợn bệnh được trình bày ở bảng 4.7.

Ở lợn khoẻ mạnh có tỷ khối hồng cầu trung bình là 37,30  0,38%. Trong khi đó, ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) có tỷ khối hồng cầu trung bình là 43,84  0,26%, từ 40,08 ÷ 45,98%. Như vậy, ở lợn mắc dịnh tiêu chảy cấp (PED) có tỷ khối hồng cầu cao hơn so với lợn khoẻ mạnh (p<0,05). Masiuk & cs. (2018) khi nghiên cứu về chỉ tiêu này tại các trang trại lợn ở Ukraina cho biết, tỷ khối hồng cầu trung bình của lợn từ 16 đến 18 ngày tuổi khi khoẻ mạnh 37,1%, ở lợn mắc dịnh tiêu chảy cấp (PED) chỉ số này dao động từ 56,3% đến 64,3% và các tác giả này cũng cho rằng nguyên nhân của việc tăng tỷ khối hồng cầu là do lợn mắc dịnh tiêu chảy cấp (PED) bị mất nước nên máu bị cô đặc, số lượng hồng cầu/µL tăng đã dẫn đến thể tích hồng cầu tăng so với thể tích máu toàn phần tăng.

c. Thể tích trung bình quân của một hồng cầu (MCV: fL)

Kết quả kiểm tra thể tích trung bình của hồng cầu ở 40 lợn khoẻ và 40 lợn bệnh (bảng 4.7) cho thấy:

Thể tích trung bình của hồng cầu ở lợn khoẻ trung bình là 57,73  0,91fL, nhưng khi lợn mắc dịnh tiêu chảy cấp (PED), thể tích trung bình của hồng cầu có kích thước là 56,76  0,70 fL. Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy, ở lợn bệnh thể tích bình quân của hồng cầu có kích thước bé hơn kích thước của hồng cầu lợn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch chỉ số này không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).

d. Sức kháng hồng cầu

Sức kháng của hồng cầu là độ bền của màng hồng cầu ở nồng độ dung dịch muối NaCl loãng. Ở nồng độ dung dịch muối loãng làm hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức kháng tối thiểu và ở nồng độ muối làm toàn bộ hồng cầu vỡ gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu.

Khi các hồng cầu bị đặt vào trong một dung dịch muối mà áp lực thẩm thấu nhẹ hơn hay nói cách khác khi hồng cầu bị đặt vào một dung dịch muối nhược trương thì nước từ dung dịch muối nhược trương sẽ đi vào hồng cầu để

81

cân bằng áp lực thẩm thấu trong và ngoài hồng cầu. Nước vào như vậy làm trương các hồng cầu, nếu dùng các dung dịch nhược trương nhiều hơn thì sẽ càng làm cho hồng cầu trương to thêm và đến một dung dịch nhược trương nào đó thì hồng cầu vỡ.

Vì vậy, để kiểm tra độ bền của màng hồng cầu thì việc thử sức kháng của hồng cầu có ý nghĩa trong việc chẩn đoán.

Kết quả kiểm tra sức kháng hồng cầu của 40 lợn khoẻ và 40 lợn bệnh được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Sức kháng hồng cầu ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại tỉnh Thanh Hoá

Chỉ tiêu Đối tượng

Tối thiểu Tối đa

MSE MSE

Lợn khỏe (n = 40) 0,66  0,002a 0,44  0,004a

Lợn bệnh (n = 40) 0,68  0,002b 0,47  0,003b

Ghi chú: Các chữ cái a,b biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng cột (P<0,05).

Qua bảng 4.8 cho thấy: ở lợn khoẻ có sức kháng tối thiểu của hồng cầu là: 0,66  0,002 (% NaCl), từ 0,68 ÷ 0,64 (% NaCl) và sức kháng tối đa là 0,44 

0,004 (% NaCl), từ 0,52 ÷ 0,44 (% NaCl).

Theo Hồ Văn Nam & cs. (1997) thì hồng cầu ở lợn khoẻ mạnh có sức kháng tối thiểu là 0,78 - 0,68 (% NaCl) và sức kháng tối đa là 0,48 - 0,42 (% NaCl). Khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) sức kháng hồng cầu tối thiểu là 0,68  0,002 và tối đa của lợn bệnh là 0,47  0,003 (% NaCl). Như vậy ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) có sức kháng hồng cầu giảm so với lợn khoẻ mạnh.

Theo chúng tôi sức kháng của hồng cầu giảm ở lợn bệnh có lẽ do độc tố của vi khuẩn bội nhiễm tiết ra tác động vào màng hồng cầu làm giảm tính bền vững của màng. Đồng thời, khi bị tiêu chảy cấp làm cho cơ thể mất lượng nước và muối nhất định, do vậy nồng độ muối trong máu giảm nên khi ta cho máu vào dung dịch muối nhược trương thì hồng cầu dễ vỡ. Kết quả nghiên cứu của chúng

82

tôi cũng phù hợp với nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến sức kháng hồng cầu của Phạm Ngọc Thạch & cs. (2006). Tại nghiên cứu này, các tác giả cho rằng: Sức kháng hồng cầu liên quan đến nồng độ các muối ở trong máu,...

4.2.4.2. Một số chỉ tiêu về Hemoglobin

a. Hàm lượng Huyết sắc tố (Hemoglobin – HGB:g/l)

Huyết sắc tố là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chức năng của hemoglobin là vận chuyển khí O2 và CO2, vận chuyển các chất dinh dưỡng, điều hoà độ pH của máu, chức năng đệm, khi hồng cầu bị phá huỷ hemoglobin dùng để tổng hợp các chất như sắc tố mật,...

Hàm lượng huyết sắc tố là số gam Hemoglobin chứa trong 1lít máu. Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật.

Hàm lượng huyết sắc tố tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu giảm hoặc tăng thì hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm hoặc tăng theo. Do đó trong chẩn đoán thì việc định lượng huyết sắc tố là rất quan trọng, nó không những cho ta biết rõ chức năng của hồng cầu mà còn tìm được nguyên nhân của trạng thái thiếu máu. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về Hemoglobin được thể hiện qua bảng 4.9.

Xác định hàm lượng huyết sắc tố của 40 lợn khoẻ cho thấy: hàm lượng huyết sắc tố trung bình là 122,16  1,83g/l, từ 10,34 ÷ 14,28g/l. Theo Lê Văn Thọ & Đàm Văn Tiện (1992), hàm lượng huyết sắc tố trung bình ở lợn khoẻ là 123g/l và từ 100 ÷ 140g/l. Craft & cs. (1994), hàm lượng huyết sắc tố trung bình là 130g/l. Trong khi đó, tại bảng 4.9 cho thấy hàm lượng huyết sắc tố trung bình của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) là 139,78  1,84g/l và từ 123,2 ÷162,5g/l. Masiuk & cs. (2018) khi nghiên cứu về chỉ tiêu này trên lợn từ 16 đến 18 ngày tuổi tại các trang trại ở Ukraina thì hàm lượng huyết sắc tố trong máu của lợn khoẻ là 95,0g/l, trong khi đó ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) chỉ số này tăng lên 128,2g/l. Theo Masiuk & cs. (2018); Zhang & cs. (2019), quá trình lây nhiễm virus PED vào ngày thứ 3 - 5 thì lợn có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng, xảy ra quá trình viêm - hoại tử cấp tính trong mô ruột, phá hủy và bong vảy của biểu mô

83

của ruột non đi kèm với sự gia tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu.

Như vậy, khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), hàm lượng huyết sắc tố cao hơn lợn khoẻ là 17,62g/l (p<0,05). Nguyên nhân của sự tăng này là do số

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 69)