Hậu quả của dịch tiêu chảy cấp ở lợn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 41 - 43)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Hiểu biết về dịch tiêu chảy cấp ở lợn(PED)

2.5.5. Hậu quả của dịch tiêu chảy cấp ở lợn

Virus PED xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường miệng và được nhân lên tại lông nhung của niêm mạc ruột gây nên hiện tượng tiêu chảy. Vì vậy, hậu quả chung đó là sự mất nước, mất các chất điện giải, rối loạn cân bằng axit- bazơ (Lê Minh Trí, 1995). Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu như khơng được can thiệp kịp thời bằng biện pháp bù nước, điện giải (Archine, 2000). Ở lợn bị tiêu chảy khả năng tiêu hóa, khả năng chuyến hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đều giảm nên lợn gầy còm, chậm tăng trọng dễ dàng mắc các bệnh khác (Phạm Sĩ Lăng & cs., 1997).

Tiêu chảy do PEDV gây ra là hậu quả của tình trạng kém hấp thu do mất nhiều tế bào ruột hấp thu. Rối loạn chức năng của các tế bào ruột bị nhiễm trùng cũng góp phần gây ra tiêu chảy kém hấp thu. Trong các tế bào ruột bị nhiễm

26

bệnh được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử, sự mất tế bào chất và sự thoái hóa nhanh chóng của ty thể dẫn đến thiếu năng lượng vận chuyển cần thiết cho sự hấp thụ. Những thay đổi siêu cấu trúc và sự hút chân không nhẹ được quan sát thấy trong các tế bào biểu mơ ruột già bị nhiễm bệnh có thể cản trở sự tái hấp thu nước và chất điện giải quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn do nôn mửa nhưng cơ chế gây ra nôn mửa khi lợn mắc PED vẫn chưa được làm sáng tỏ (Ducatelle & cs., 1982).

Tương tự như tăng Kali máu và nhiễm toan trong nhiễm trùng TGEV cấp tính (Saif & cs., 2012). Lợn con được tiêm PEDV vào 1 ngày sau khi bắt đầu bị tiêu chảy nặng có biểu hiện tăng Natri máu, tăng Kali máu và tăng Clo huyết, nhưng với Canxi và Bicarbonat bị giảm (Jung & Saif, 2015). Các enzym tiêu hóa như Disaccharidases (Lactase, Sucrase và Maltase), leucine APN, và phosphatase kiềm giảm đáng kể trong ruột non của lợn con tiêu chảy, giảm hoạt động của enzym trong ruột non nên q trình tiêu hố giảm dẫn đến tiêu chảy (Coussement & cs., 1982; Jung & cs., 2006).

Quá trình lây nhiễm virus PED vào ngày thứ 3 - 5 thì lợn có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng, xảy ra quá trình viêm - hoại tử cấp tính trong mơ ruột, phá hủy và bong vảy của biểu mô của ruột non đi kèm với sự gia tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu và bạch cầu đơn nhân, huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu. Ngược lại thì hàm lượng Albumin giảm và Canxi tổng số giảm (Masiuk & cs., 2018; Zhang & cs., 2019).

Tính tồn vẹn của ruột bị suy giảm có thể dẫn đến mất nước vào lòng ruột với áp suất thẩm thấu cao do nhiễm PEDV cũng như sự hấp thu của các vi khuẩn trong ruột gây ra các bệnh kế phát nên các triệu chứng trầm trọng và hậu quả để lại nặng nề hơn (Jung & Saif, 2015).

Mặt khác, ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) có sự thay đổi số lượng một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột dẫn đến quá trình loạn khuẩn gây tiêu chảy kế phát. Kết quả nghiên cứu về sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con theo mẹ mắc dịch tiêu chảy cấp PED số lượng vi khuẩn E. coli tăng lên rõ rệt (6,1x109 CFU/G), số lượng này ở lợn cùng độ tuổi khoẻ mạnh là 3,6x108 CFU/G, trong khi đó vi khuẩn Salmonella không xuất hiện trong các nghiên cứu này (Masiuk & cs., 2018; Huang & cs., 2019).

27

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của dịch tiêu chảy cấp trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea – PED) tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp phòng trị (Trang 41 - 43)