Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại Thanh Hoá
4.2.5. Các chỉ tiêu sinh hoá máu của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED)
4.2.5.1. Protein huyết thanh
Protein huyết thanh gồm 2 loại: Albumin và globulin, mối tương quan giữa albumin và globulin trong huyết thanh của các loài gia súc không giống nhau. Tương quan này gọi là hệ số protein, hệ số protein phản ánh tình trạng sức khoẻ của cơ thể.
Bảng 4.11. Hàm lƣợng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết thanh lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) ni tại Thanh Hố
Chỉ tiêu theo dõi
Đối tƣợng Lợn khoẻ (n=40) Lợn bệnh (n=40) Protein tổng số (g%) 6,76 0,09b 7,31 0,07a Albumin (%) 47,52 0,09a 36,41 0,12b α Globulin (%) 22,69 0,10b 25,13 0,10a β Globulin (%) 15,05 0,04b 17,32 0,19a γ Globulin (%) 14,74 0,12b 21,14 0,24a Tỷ lệ A/G 0,91a 0,57b
Ghi chú: Các chữ cái a,b biểu hiện sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P<0,05).
Hàm lượng protein huyết thanh tăng hay giảm có thể là một triệu chứng của bệnh. Do đó, xét nghiệm hàm lượng protein huyết thanh là một biện pháp khá quan trọng trong việc đánh giá chức năng của gan. Xác định hàm lượng protein huyết thanh của 40 lợn khoẻ và 40 lợn mắc PED để đánh giá ảnh hưởng của PED đến sự ảnh hưởng chức năng của gan, thận của lợn mắc bệnh, kết quả thể hiện ở bảng 4.11.
Kết quả bảng 4.11 cho thấy: hàm lượng protein tổng số trung bình của lợn khoẻ là 6,76 0,09g%, từ 5,59 ÷ 7,54g%. Khi lợn mắc bệnh, lượng protein tổng số trung bình là: 7,31 0,07g% và từ 6,43 ÷ 8,22 (p<0,05). So sánh sự thay đổi
89
hàm lượng protein tổng số trung bình ở lợn Mán và lợn Rừng khi mắc PED với lợn khoẻ mạnh Nguyễn Thị Thơm (2019) cho biết: Ở lợn Mán khoẻ mạnh hàm lượng protein tổng số trung bình là 7,650,45 g%, trong khi đó lợn Mán mắc PED, hàm lượng protein tổng số trung bình giảm xuống cịn 4,650,21 g%. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của lợn Rừng khoẻ mạnh là 7,990,43 g%, còn lợn Rừng mắc PED hàm lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu giảm (4,550,21 g%). Nguyễn Thị Thơm (2019) đã nghiên cứu trên đối tượng lợn Rừng và lợn Mán, đây là đối tượng lợn bản địa nên sức chống chịu bệnh tốt nên khi mắc bệnh ít xảy ra thể cấp tính. Ngược lại, đối tượng lợn trong nghiên cứu này là lợn lai 3 máu nên khi mắc thường xảy ra thể cấp tính.
Như vậy, hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh của lợn mắc dịch tiêu chảy cấp tăng so với lợn khoẻ mạnh. Nguyên nhân của việc tăng chỉ số này là do lợn khi mắc dịch tiêu chảy cấp có triệu chứng tiêu chảy mạnh làm cho lượng nước trong cơ thể giảm nên huyết tương bị cô đặc làm cho hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh tăng, đặc biệt là nồng độ Albumin bên trong máu có thể tăng lên, đây chỉ là một sự gia tăng giả xảy ra khi lượng huyết tương bên trong cơ thể tụt giảm. Theo Phạm Ngọc Thạch (2004) sự tăng hàm lượng protein huyết thanh trong hội chứng tiêu chảy là do huyết tương cô đặc trong các trường hợp tiêu chảy cấp, nôn mửa. Ngược lại, nếu tiêu chảy ở dạng mạn tính sẽ xảy ra sự rối loạn hấp thu ở đường ruột làm cho con vật suy dinh dưỡng và khi đó hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh sẽ giảm.
4.2.5.2. Các tiểu phần protein trong huyết thanh
Các tiểu phần Protein trong huyết thanh được tạo nên ở đâu vẫn là vấn đề chưa được giải quyết, nhưng gần đây người ta cho rằng albumin và globulin được tổng hợp ở trong gan. Albumin là thành phần quan trọng để tạo ra áp lực keo của huyết tương, albumin giảm trong tất cả các trường hợp làm giảm protein huyết tương do protein cung cấp không đủ hoặc do tổn thương của các cơ quan: gan, thận, đường tiêu hoá hoặc do nhiễm khuẩn (Vũ Triệu An, 1970). Globulin về căn bản do nhiều tổ chức khác, đặc biệt là tổ chức võng mạc nội mơ (SRE) tạo ra, khi có viêm nhiễm, các tế bào phản ứng lại làm tăng protein trong huyết thanh. 1-Globulin tăng trong quá trình hoại tử; 2 globulin tăng lên trong quá trình viêm nhiễm; -globulin cần thiết cho việc chuyển hoá và vận chuyển lipit; -globulin là chất có vai trị đặc biệt trong miễn dịch, vì nó là nguồn gốc sinh ra kháng thể. Hàm lượng globulin tăng
90
trong tất cả các trường hợp bị nhiễm khuẩn. Do vậy, trong chẩn đoán điện di protein là một xét nghiệm quan trọng.
Để xác định các tiểu phần protein trong huyết thanh, nghiên cứu được sử dụng phương pháp điện di trên phiến Axetat cellulose. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở lợn khoẻ các tiểu phần protein trong huyết thanh lần lượt là: tỷ lệ albumin trung bình là: 47,52 0,09%, tỷ lệ globulin
trung bình là 22,69 0,10%, tỷ lệ globulin trung bình là 15,05 0,04%, tỷ lệ globulinlà 14,74 0,12%.
Khi lợn mắc bệnh tỷ lệ tiểu phần protein huyết thanh thay đổi rõ rệt: Tỷ lệ albumin giảm xuống chỉ còn 36,41 0,12%; Tỷ lệ globulin là 25,13 0,10, tỷ lệ globulin 17,32 0,19 và tỷ lệ globulin lại tăng cao so với lợn khoẻ mạnh bình thường: 21,14 0,24%.
Kết quả bảng 4.11 cũng cho thấy: Hệ số A/G ở lợn khoẻ mạnh trung bình là 0,91, khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) hệ số A/G giảm chỉ còn 0,57 (p<0,05). Phạm Ngọc Thạch (2004) khi nghiên cứu chỉ tiêu này ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy cho biết, tỷ lệ A/G ở lợn khoẻ là 0,89, ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy là 0,59.
4.2.5.3. Hàm lượng đường huyết và chức năng trao đổi protein của gan -phản ứng Gross
a. Hàm lượng đường huyết
Trong máu động vật có nhiều chất thuộc nhóm gluxit, quan trọng nhất là glucose, ngồi ra cịn có fructose, glycogen, galactose và một lượng nhỏ mantose, anose. Thuật ngữ đường huyết trong xét nghiệm được hiểu là lượng glucose trong máu.
Sự phân bố glucose trong máu ngoại vi và trong huyết tương gần như nhau, do đó hàm lượng glucose trong hồng cầu và trong huyết thanh gần như nhau. Glucose trong máu như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong điều kiện bình thường một phần glucose chuyển thành glycogen và lipit như một kho dự trữ glucose trong cơ thể. Mức đường huyết phản ánh tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Nồng độ glucose trong máu ổn định nhờ một loạt những điều tiết sinh lý, sinh hoá của tuyến tuỵ qua insulin, tuyến thượng thận qua adrenalin và cả glycogen
91
ở tuyến tuỵ. Vai trò của gan cũng nổi bật trong điều tiết hàm lượng glucose trong máu. Khi gan tổn thương ở những mức độ khác nhau, lượng glycogen dự trữ ở gan giảm và hàm lượng glucose trong máu cũng giảm.
Đường huyết có hai nguồn gốc: Nguồn ngoại sinh: do thức ăn cung cấp, một phần nhỏ lượng đường đi vào máu, còn phần lớn dự trữ trong gan dưới dạng glycogen; Và nguồn nội sinh: glucose do gan cung cấp vào máu: do sự phân giải glycogen dự trữ.
Để định lượng đường huyết, máu xét nghiệm được lấy vào buổi sáng sớm trước khi cho gia súc ăn và định lượng bằng phương Glucometter. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.12.
Kết quả nghiên cứu hàm lượng đường trong máu của lợn khoẻ trung bình là: 6,53 0,05 mmol/l. Trong khi đó hàm lượng đường trong máu lợn bệnh là:
5,37 0,09 mmol/l (p<0.05). Zhang & cs. (2019) khi nghiên cứu sự ức chế vận chuyển chất dinh dưỡng ở đường ruột của lợn mắc PED cho biết khơng có sự khác biệt về hàm lượng Glucose trong máu so với lợn khoẻ. Ngược lại, theo kết quả nghiên cứu của Masiuk & cs. (2018) thì hàm lượng Glucose trong máu của lợn mắc PED giảm mạnh từ 5,07mmol/l (ở lợn khoẻ) xuống còn 2,01mmol/l. Như vậy, kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Masiuk & cs. (2018), đó là ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp, hàm lượng đường huyết giảm nhiều so với lợn khoẻ mạnh.
Nguyên nhân gây giảm đường huyết là do khi con vật bị bệnh các sản vật độc của quá trình viêm đã làm cho con vật mệt mỏi, ủ rũ, ít vận động, bỏ ăn hoặc kém ăn, quá trình tiêu hố và hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn chế do vậy nguồn cung cấp glucose ngoại sinh không đầy đủ. Bên cạnh đó trong thời gian bệnh con vật bị sốt dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng do đó glucose trong máu tăng cường chuyển hố để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Một nguyên nhân có vai trị đặc biệt quan trọng có vai trị ảnh hưởng đến hàm lượng đường huyết trong huyết thanh của lợn bệnh đó là sự giảm số lượng hồng cầu. Theo Masiuk & cs. (2018), trong máu chứa 10% glucose của cơ thể thì hồng cầu chiếm tới 1/3 do đó hàm lượng đường huyết sẽ giảm nhiều khi gia súc bị bệnh nặng.
b. Xét nghiệm chức năng trao đổi protein của gan - phản ứng Gros.
92
gan thường bị những tác động gây tổn thương. Gan tổng hợp phần lớn protein huyết thanh, albumin, globulin, fibrinogen, protrombin. Ở gan diễn ra quá trình chu chuyển amin, hình thành sản phẩm cuối cùng của trao đổi amin là urê. Gan tham gia tích cực vào q trình đơng máu bằng cách tạo ra fibrinogen, protrombin, heparin.
Gan dự trữ khối lượng lớn lipit cho cơ thể, nơi hình thành các phospholipit, cholesterol. Các axít béo được oxy hoá thành các sản phẩm như xeton và các sản phẩm đơn giản khác cũng xảy ra ở gan. Vitamin A, B1 và K được tạo thành ở gan.
Các chất độc từ các tổ chức trong cơ thể, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tất cả những chất cặn bã đó đều qua gan và bằng các phản ứng hoá học phức tạp, các chất cặn bã được phá huỷ và hình thành những chất khơng độc cho cơ thể. Các chất mới tạo ra này được đào thải ra ngoài cơ thể qua da, thận, nước tiểu,...
Trong một thời gian nhất định gan có thể đáp ứng nhu cầu đào thải của cơ thể. Nếu quá trình hoạt động của gan kéo dài vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tổn thương gan, khi đó tế bào gan sẽ bị tổn thương.
Những tổn thương gan có thể là nguyên phát nhưng có thể là hậu quả của những bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa và đặc biệt là những bệnh ở hệ tiêu hố. Khám bệnh gan ngồi các phương pháp phát hiện tổn thương thực thể, cịn có phương pháp phát hiện rối loạn chức năng gan.
Bảng 4.12. Phản ứng Gros và hàm lƣợng đƣờng huyết ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại tỉnh Thanh Hoá
Lợn khoẻ (n=40)
Lợn bệnh (n=40)
Hàm lượng đường huyết (mmol/l)
MSE 6,53 0,05a 5,37 0,09b
Phản ứng Gros (số ml dung dịch Hayem)
MSE 1,57 0,03a 0,94 0,02b
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P<0,05)
93
Để làm rõ tình trạng của gan lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), chúng tôi tiến hành xét nghiệm cơ năng trao đổi protein của gan bằng phản ứng Gros. Nghiên cứu 40 lợn khoẻ, 40 lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), kết quả được trình bày ở bảng 4.12.
Ở lợn khoẻ mạnh bình thường dung dịch Hayem dùng để lên bông 1ml huyết thanh tươi là 1,57 0,03 ml. Khi lợn bị bệnh lượng dung dịch Hayem cần dùng trong phản ứng thấp hơn bình thường rõ rệt: 0,94 0,02ml. Qua đây cho
thấy khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), độ bền vững của huyết thanh giảm so với lợn khỏe, điều đó đã phản ánh sự rối loạn chức năng gan của lợn bệnh. Theo chúng tôi hiện tượng này là do: khi bị bệnh q trình tiêu hố và hấp thu bị rối loạn từ đó làm rối loạn trao đổi protein của gan. Hơn nữa, lượng độc tố do vi khuẩn bội nhiễm tiết ra nhiều cũng tác động lớn đến chức năng gan. Do vậy, làm độ bền vững của huyết thanh thay đổi, protein dễ kết vón lại do trạng thái keo thay đổi.
4.2.5.4. Hàm lượng Natri, Kali trong huyết thanh và độ dự trữ kiềm trong máu lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) ni tại Thanh Hố
a. Độ dự trữ kiềm trong máu
Lượng kiềm chứa trong máu gọi là lượng kiềm dự trữ, đó chính là muối NaHCO3 tính bằng mg% có trong 100 ml máu. Lượng dự trữ kiềm là chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc bền bỉ của gia súc, lượng kiềm dự trữ càng lớn thì khả năng làm việc của gia súc càng dẻo dai, bền bỉ. Do vậy, việc xác định lượng kiềm dự trữ hay độ dự trữ kiềm trong máu gia súc ở trạng thái bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Kết quả định lượng độ dự trữ kiềm trong máu lợn khoẻ mạnh và lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) được trình bày ở bảng 4.13.
Kết quả nghiên cứu tại bảng 4.13 cho thấy, độ dự trữ kiềm ở lợn mắc PED chỉ còn 386,57 7,07mg%, thấp hơn ở lợn khoẻ 51,68mg% (p<0,05).
94
Bảng 4.13. Độ dự trữ kiềm trong máu và hàm lƣợng Natri, Kali trong huyết thanh lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) tại tỉnh Thanh Hoá
Lợn khoẻ Lợn bệnh
Độ dự trữ kiềm trong máu
(mg%) MSE 438,25 5,93a 386,57 7,07b Hàm lượng Natri (mEq/l) MSE 128,29 0,28a 100,84 0,33b Hàm lượng Kali (mEq/l) MSE 9,28 0,02a 9,05 0,05b
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa giữa các giá trị so sánh trong cùng hàng (P<0,05)
Khi lợn bị bệnh, sức khoẻ của lợn giảm sút nên việc hơ hấp gặp khó khăn, làm q trình thải khí CO2 ra ngoài bị cản trở, vì vậy khí CO2 tích tụ lại nhiều trong phổi và trong máu. Đồng thời trong quá trình bệnh, việc tăng cường q trình dị hố để tạo năng lượng chống lại bệnh tật nên sản sinh nhiều chất có tính axit, các chất này vào máu làm thay đổi pH máu. Do khả năng đệm của máu có hạn dẫn đến lượng kiềm dự trữ trong máu lợn dịch tiêu chảy cấp (PED) giảm nên thấp hơn lợn khoẻ mạnh.
b. Hàm lượng Natri, Kali trong huyết thanh.
Theo dõi quá trình rối loạn chất điện giải trong huyết thanh khi lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED), tiến hành xét nghiệm lượng Natri, Kali huyết thanh lợn bằng phương pháp quang phổ hấp phụ. Bảng 4.13 cũng cho thấy:
Hàm lượng Natri trong huyết thanh lợn khoẻ là 128,29 0,28 mEq/l, lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) giảm xuống còn: 100,84 0,33 mEq/l (p<0.05).
Hàm lượng Kali huyết thanh lợn khoẻ là: 9,28 0,02 mEq/l, ở lợn mắc dịch tiêu chảy cấp (PED) là 9,05 0,05 mEq/l. Theo Chu Văn Tường (1991), khi bị tiêu chảy sẽ có sự thiếu hụt Kali và Natri gây nên hiện tượng nhiễm toan. Theo Ducatelle & cs. (1982), tiêu chảy do PEDV gây ra là hậu quả của tình trạng kém hấp thu do mất nhiều tế bào ruột hấp thu. Trong các tế bào ruột bị nhiễm bệnh được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử, sự mất tế bào chất và sự thối hóa nhanh
95
chóng của ty thể dẫn đến thiếu năng lượng vận chuyển cần thiết cho sự hấp thụ. Những thay đổi siêu cấu trúc và sự hút chân không nhẹ được quan sát thấy trong các tế bào biểu mơ ruột già bị nhiễm bệnh có thể cản trở sự tái hấp thu nước và chất điện giải quan trọng. Kết quả nghiên cứu về bệnh viêm ruột tiêu chảy ở lợn của Hồ Văn Nam & cs. (1997) cho biết hàm lượng Kali và Natri trong huyết thanh của lợn tiêu chảy thấp hơn so với hàm lượng Kali và Natri của lợn khoẻ. Vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và phù hợp với hậu quả của hội chứng tiêu chảy ở lợn (cơ thể bị mất nước và chất điện giải).
Như vậy, khi lợn bị tiêu chảy cấp thì ngồi việc mất nước, hạ đường huyết, tổn thương các bộ phận trong cơ thể thì dộ dự trữ kiềm trong máu giảm và các chất điện giải trong huyết thanh cũng mất theo, đặc biệt là mất một lượng lớn ion Na+. Do đó khi điều trị, cần bổ sung nước và chất điện giải cho lợn bệnh.