KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 54)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm Tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có giới hạn:

Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp thị xã Sơng Cơng.

Phía Tây giáp huyện Đại Từ.

Phía Đơng Nam giáp huyện Phú Bình.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như là miền đồng bằng

riêng của tỉnh Thái Nguyên, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và

sơng Cơng, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gị thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o - 25o chiếm khơng đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đơng bắc VN, có mùa đơng lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu:

- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 và tháng 7) với

tháng lạnh nhất (tháng 1 và tháng 2) khoảng 14oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các

tháng trong năm.

- Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng

mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.

Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính là:

- Sơng Cơng có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện

Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dịng sơng đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước có thể điều hồ dịng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.

- Sơng Cầu nằm trong hệ thống sơng Thái Bình có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ chợ Đồn chảy theo hướng Bắc - Đơng Nam.

- Ngồi ra, thành phố Thái Ngun cịn có trữ lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới, với sự nỗ lực vượt bậc của cấp uỷ, chính quyền và toàn dân, nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tại một số dự án trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 54)