.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho dịch vụ quảng cáo goodle adwords plus (Trang 36 - 43)

Thang Đo Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Hệ Số Cronbach’s Alpha Sản Phẩm SP01 0,508 0,788 0,803 SP02 0,720 0,720 SP03 0,528 0,793 SP04 0,605 0,759 SP05 0,631 0,761 Giá G01 0,510 0,806 0,812 G02 0,577 0,783 G03 0,619 0,770 G04 0,717 0,741 G05 0,595 0,777 Phân Phối PP01 0,752 0,641 0,765 PP02 0,343 0,781 PP03 0,481 0,744 PP04 0,556 0,716 PP05 0,571 0,713 Chiêu thị CT01 0,656 0,693 0,774 CT02 0,550 0,732 CT03 0,332 0,796 CT04 0,757 0,669 CT05 0,487 0,758 Sự Hài Lòng HL1 0,513 0,720 0,742 HL2 0,517 0,714 HL3 0,698 0,487

Dựa theo kết quả khảo sát sơ bộ. Với 5/5 thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể > 0,6, hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát trong của 5 thang đo đều lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha tổng thể, do vậy các biến đều đạt yêu cầu, khơng có biến nào bị loại.

3.4.2.2 Bảng câu hỏi Chính Thức

Xem Phụ Lục 2.

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN 3.5.1. Phương pháp thống kê 3.5.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê nhằm mục đích tìm ra các đặc điểm nổi trội của mẫu nghiên cứu, được dùng để thống kê các biến định lượng, biến định tính từ đó đánh giá các tác động đến mơ hình nghiên cứu.

3.5.2 Phương pháp kiểm định thang đo cronbach’s alpha

Ý nghĩa: Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến khơng phù hợp trong mơ hình.

Chỉ tiêu: Theo Nunnally BernStein (1994), những biến có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item- Total Correlation) lớn hơn 0.3 và Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và tiếp tục đi vào những phân tích sau đó.

3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố

Ý nghĩa: Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản.

Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo luờng sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Chỉ tiêu: Yêu cầu hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị trong khoảng 0,5<KMO<1. Thêm vào đó hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0.45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988). Cùng với việc sử dụng kiểm định Bartlet để xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Kiểm định Bartlet phải có ý nghĩa thống

kê (Sig < hoặc = 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262).

3.5.4 Phương pháp kiểm định trung bình

Ý nghĩa: Kiểm định về sự khác biệt giá trị trung bình (mean) giữa hai nhóm của

một biến định tính và một biến định lượng nghĩa là khi ta cần so sánh giá trị trung bình về 1 chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa 2 đối tượng ta quan tâm.

Chỉ tiêu: Sig. của bảng Levene’s Test for Equality of Variances nếu nhỏ hơn 0,05

ta kết luận phương sai của 2 nhóm cần kiểm định không bằng nhau. Tiếp tục quan sát giá trị Sig. của bảng T-Test for Equality of Mean cột Equal variances not assumed, và ngược lại với Sig. của bảng Levene’s Test for Equality of Variances nếu lớn hơn 0,05. Cả 2 trường hợp nếu giá trị của bảng thứ 2 này lớn hơn 0,05 chứng tỏ có khơng sự khác biệt về trung bình giữa 2 nhóm, nếu nhỏ hơn 0,05 có sự khác biệt về trung bình giữa 2 nhóm.

3.5.5 Phân tích tương quan pearson

Người ta sử dụng một số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Giá trị r được sử dụng để kiểm tra liên hệ giữa các biến định lượng (Hair và ctg. (1998))

3.5.6 Phương pháp phân tích hồi quy

Ý nghĩa: Phương pháp phân tích hồi quy cho phép rút ra phương trình hồi quy

cuối cùng bao gồm các nhân tố tác động trực tiếp lên mức độ quyết định mua hàng.

Chỉ tiêu: Khi phân tích hồi quy cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa lần lượt từng biến vào mơ hình-Stepwise.

Kiểm tra hệ số Adjusted R Square để xét mức độ phù hợp của mơ hình.

Kiểm tra các giá trị Sig <0.05 và hệ số F trong bảng ANOVA để kiểm chứng mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy với tổng thể mẫu.

Kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) có năm trong đoạn (1;10) để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến.

Đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của các biến lên quyết định hài lịng thơng qua các hệ số Beta ở bảng Coefficient.

3.5.7 Phương pháp kiểm định (Anova, T-test)

Nội dung của phần này nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng, ví dụ như có sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên kinh doanh giữa các đối tượng khác nhau (giới tính, độ tuổi, mức thu nhập,..) hay khơng.

Nếu như biến định tính chỉ có hai giá trị thì chúng ta dùng t-Test để kiểm tra, có ba giá trị trở lên thì dùng ANOVA. Kiểm định ANOVA gồm kiểm định độ đồng nhất giữa phương sai của các nhóm nhân tố có mức ý nghĩa sig. > 0,05.

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích ANOVA một chiều (One-way ANOVA) với biến phụ thuộc

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG

TY GSOFT

4.1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY PHẦN MỀM HỒN CẦU GSOFT

GSOFT là một công ty phần mềm hướng công nghệ, được sáng lập bởi những người có tâm huyết, có năng lực và kinh nghiệm chun mơn cao với mong muốn hình thành và phát triển một công ty phần mềm hàng đầu tại Việt Nam và vươn tầm ra thế giới. GSOFT cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp tập đồn, tổng cơng ty, ngân hàng, trường đại học, bệnh viện, các giải pháp kết nối cộng đồng trên nền tảng internet, các hệ thống website và các dịch vụ liên quan đến website, các hệ thống trong lĩnh vực thương mại điện tử và chính phủ điện tử.

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty

Công ty TNHH Phần Mềm Hoàn Cầu được thành lập theo giấy phép số: 4102048910 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 06/04/2007, với tư cách pháp nhân hiện nay như sau:

Tên Tiếng Việt: CƠNG TY TNHH PHẦN MỀM HỒN CẦU Tên Tiếng Anh: GOBAL SOFTWARE LIMITED COMPANY Tên giao dịch: Công ty Phần Mềm GSOFT

Tên viết tắt: GSOFT co.,ltd.

Địa chỉ: 235 Lý Thường Kiệt, Phường 6 Quận Tân Bình TP.HCM Email: info@gsoft.com.vn Website: http://www.gsoftcom.vn Mã số thuế: 0304932727 Tài khoản: 042.100.3708998 Ngành nghề kinh doanh: • Sản xuất mua bán phần mềm.

• Thiết kế, xây dựng Website thương mại điện tử.

• Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, mạng viễn thông.

4.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

GSOFT cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp tập đồn, tổng cơng ty, ngân hàng, trường đại học, bệnh viện, các giải pháp kết nối cộng

đồng trên nền tảng internet, các hệ thống website và các dịch vụ liên quan đến website, các hệ thống trong lĩnh vực thương mại điện tử và chính phủ điện tử

4.1.2.1 Logo gsoft

Hình 4.1 Logo GSOFT

Logo GSOFT được cách điệu từ tên viết tắt của Công ty, thể hiện các ý nghĩa chính sau:

✓ Thể hiện lĩnh vực hoạt động của Công ty: chữ SOFT – Phần mềm. ✓ Thể hiện khát vọng vươn ra tồn cầu của cơng ty: Chữ G và quả địa cầu.

4.1.2.2 Khẩu hiệu GSOFT (SLOGAN)

✓ Tiếng Anh: GSOFT – A desire for better life

✓ Tiếng Việt: GSOFT – Khát khao nâng tầm cuộc sống

Hình 4.2 Khẩu hiệu

4.1.3 Cơ cấu tổ chức

4.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của tổng cơng ty

Phụ Lục 3 Hình 1.

4.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của phòng marketing

Phụ Lục 3 Hình 2

Về phịng marketing thì đứng đầu trong phịng là phó tổng giám đốc sales và maketing

Sau đó chia ra các giám đốc khu vực (Việt Nam, Japan, USA, Canada)

Ở Văn phịng tại Việt Nam thì Giám đốc Sales và marketing theo sơ đồ quản lý như trên:

Key account manager: quản lý tài khoản chính và có Senior Marketing manager: Giám đốc marketing. Và các cấp thấp hơn bao gồm:

• Account supervisor: Giám sát tài khoản • Marketing executive: Giám đốc tiếp thị • Account executive: Quản trị tài khoản

• Associate Force: Liên kết lực lượng nhân viên • Đội ngũ kỹ thuật

• Đội ngũ email marketing • Đội ngũ telephone sales

Trong quá trình thực tập em làm việc ở đội ngũ email marketing. Tại đây được chia ra làm hai bộ phận là đội ngũ kỹ thuật phát triển phần mềm và đội ngũ nội dung mail.

Bộ phận nội dung email sẽ soạn thư, bố cục, thông tin sao cho khách hàng muốn nhấn vào đường link đính kèm để tới trang chủ cơng ty.

Bộ phận kỹ thuật sẽ thống kê tỷ lệ nhấp mở email, tỷ lệ đọc, tỷ lệ thêm vào spam để điều chỉnh sao cho phù hợp để cải thiện hiệu quả.

4.1.4. Các dịch vụ công nghệ thông tin của GSOFT

Dịch vụ Tăng doanh số bán hàng online – SO

✓ Giúp khách hàng tăng doanh số bán hàng online trước mắt và lâu dài

✓ Biên tập lại nội dung với nghệ thuật chuẩn hóa câu từ tạo sự khát khao cho người mua hàng.

✓ Chuẩn hóa thơng tin đúng cách khách hàng tìm kiếm, luôn luôn nằm trên trang nhất các cỗ máy tìm kiếm (SEO)

Dịch vụ đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin

✓ Tối ưu hóa từ khóa trên các cơng cụ tìm kiếm – SEO

✓ Dịch vụ quản trị và chăm sóc website

✓ Đây là lĩnh vực hoạt động liên doanh với Công ty AllGrow và Công ty Raycean từ Nhật Bản với thương hiệu công ty con là Công ty Global Online Branding – GOBRANDING.

Dịch vụ lưu trữ web và tên miền – hosting và domain

4.1.5 Phân tích kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018 (Số liệu báo cáo tài chính 2016, 2017, 4 tháng đầu năm 2018)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix cho dịch vụ quảng cáo goodle adwords plus (Trang 36 - 43)