Giải quyết về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 41 - 57)

2.2.2.1. Chia tài sản riêng của vợ, chông a) Xác định tài sản riêng của vợ, chồng

Các tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định theo quy định tại Điều 43, Luật HN&GĐ năm 2014 bao gồm:

- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;

- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Xuất phát từ phong tục, tập quán theo kiểu gia đình truyền thống ở Việt Nam trong quan hệ vợ chồng thường khơng có sự phân biệt rạch rịi tài sản chung, tài sản riêng, pháp luật hơn nhân gia đình có ghi nhận đối với tài sản riêng, vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Quy định như vậy có tính chất tùy nghi, cho phép vợ, chồng có quyền nhập hoặc khơng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng, nó làm “mềm hóa” quyền sở hữu của vợ, chồng trong các quan hệ gia đình dựa trên yếu tố tình cảm vốn rất tế nhị và phức tạp. Trong trường hợp, vợ hoặc chồng nhập khối tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng thì tài sản riêng đó sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhât của vợ, chồng, theo đó họ có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Tuy nhiên, vấn đề vợ, chồng đã nhập hay chưa nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng rất phức tạp. Thơng thường, khi vợ chồng chung sống hịa thuận, họ mặc nhiên sử dụng các loại tài sản riêng của một bên vì đời sống gia đình. Có trường hợp, vợ hoặc chồng có tài sản riêng đã nói với bên kia rằng mình đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng nhưng khi có tranh chấp thì họ lại cho rằng tài sản riêng đó là của mình, họ chưa nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, họ phải chứng minh tài sản đó thuộc sở hữu riêng của mình như đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, di chúc… Trong trường hợp, họ khơng có đủ chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, khi nhập tài sản riêng là quyền sử dụng đất, nhà ở và những tài sản khác có giá trị lớn vào tài sản chung vợ chồng thì phải lập thành văn bản, có chữ kí của cả hai bên vợ chồng, có cơng chứng, chứng thực. Đó sẽ là chứng cứ để các bên chứng minh cho u cầu của mình khi có tranh chấp xảy ra.

b) Giải quyết tranh chấp về tài sản riêng của vợ, chồng

Theo quy định tại khoản 4, Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản riêng vợ chồng khi ly hôn: “Tài sản riêng của vợ,

chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp, tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung hoặc tài sản

riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung, khơng cịn nữa thì người có tài sản riêng khơng có quyền địi lại hoặc đền bù. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó. Điều đó có nghĩa, người có tài sản riêng có quyền u cầu Tịa án xác định, giải quyết phần tài sản đã sáp nhập, trộn lẫn vào tài sản chung, sử dụng tài sản chung đó để thanh tốn phần giá trị tài sản đã đóng góp vào trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp này khác biệt so với việc vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn thì vợ, chồng khơng tự nguyện và cũng không xác định nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Lý giải cho điều này, đó là khi cịn là vợ, chồng, họ khơng phân biệt đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung nhưng khi ly hơn – tình cảm vợ chồng khơng cịn, họ sẽ có sự tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng. Đây là một vấn đề khá phức tạp và khó giải quyết trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ, khi đưa vào sử dụng, tiêu dùng trong thời kỳ hôn nhân rất ít cặp vợ chồng nào lập thành văn bản thỏa thuận sử dụng tài sản riêng cho mục đích chung hay sử dụng tài sản chung cho mục đích riêng. Cũng có trường hợp,

tài sản riêng tăng lên rất nhiều lần vì người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để tu sửa làm tăng giá trị cho tài sản riêng của mình. Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án cũng cần xác định phần tăng giá trị đó, là tài sản chung để chia.

Trong trường hợp vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản thì vợ, chồng sẽ sử dụng tài sản riêng để thực hiện các nghĩa vụ đó như các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác sử dụng vào mục đích cá nhân, mà khơng vì lợi ích chung của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ, chồng phải thực hiện). Nếu tài sản riêng khơng có hoặc khơng đủ để thực hiện các nghĩa vụ này thì phải sử dụng tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng được chia khi ly hôn.

Trong thực tế hiện nay còn nhiều vướng mắc do việc xác định tài sản đang có tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng khá khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, vợ chồng chung sống với nhau không chỉ ngày một ngày hai mà trải qua vài chục năm, do đó, tài sản sẽ có sự biến đổi, trộn lẫn mà khó có thể phân biệt được. Thường gặp nhất là trường hợp vợ hoặc chồng dùng khoản tiền là thu nhập từ lao động của mình, mua một tài sản nào đó để sử dụng trong thời kỳ hôn nhân. Khi ly hôn, họ lại khẳng định tài sản đó là do bố, mẹ, anh, chị, em… tặng riêng cho họ một khoản tiền để mua. Trường hợp này rất khó xác định được có phải bố, mẹ, anh, chị, em…tặng riêng cho họ hay không bởi lẽ, hầu hết những người thân đó sẽ thừa nhận là họ đã tặng riêng khoản tiền đó. Để xác định được một cách chính xác tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của một bên, Tòa án cần thận trọng trong việc tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, căn cứ vào tình hình thực tế hoặc thu nhập thực tế của mỗi bên,

2.2.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn a) Xác định tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 1, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 được xác định bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn. Ngồi ra, tài sản chung của vợ chồng còn được xác định bao gồm các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên, tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng gửi ở ngân hàng, những khoản nợ mà vợ chồng đã vay trước đó sử dụng vào đời sống chung cần phải trả, những khoản nợ mà vợ chồng cho người khác vay có quyền địi…Các tài sản chung của vợ chồng phải là tài sản hiện còn trong gia đình tại thời điểm Tồ án giải quyết cho vợ chồng ly hơn.

Lao động trong gia đình được coi như lao động có thu nhập [29, Điểm d, khoản 4, Điều 7]. Động từ “coi như” cho phép nghĩ rằng cụm từ “lao động trong gia đình” ám chỉ một loại công việc, được thực hiện trong gia đình, khơng trực tiếp tạo ra của cải, nhưng được xếp ngang với lao động tạo thu nhập về phương diện giá trị kinh tế. Lao động trong gia đình là cách diễn đạt các cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái, người già trong gia đình. Tất nhiên, nếu người ta chỉ sống một mình, thì việc nội trợ chắc chắn khơng thể được coi là lao động có thu nhập; nhưng trong cuộc sống vợ chồng, việc nội trợ của một người và việc lao động trực tiếp có thu nhập của một người khác có tác dụng tạo điều kiện cho nhau: một người bảo đảm việc nội trợ để người kia yên tâm lao động tạo ra của cải; việc người kia tạo ra của cải có tác dụng tạo sự yên tâm cho người này trong cơng tác chăm sóc việc nhà. Trong chừng mực đó, ta nói rằng việc nội trợ thực sự là một khâu trong sự phân công lao động xã hội trong phạm vi gia đình. Cũng chính vì thế mà việc nội trợ được coi là hoạt động lao động có thu nhập.

Đối với các loại tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất hay ô tô, xe máy, thuộc sở hữu chung của vợ chồng pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhân phải ghi tên sở hữu của hai bên vợ chồng. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi để vợ, chồng chứng minh đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của mình, giúp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi giải quyết các tranh chấp về tài sản, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên vợ, chồng khi ly hôn.

b) Giải quyết chia tà i sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 1, Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hơn theo đó có hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này;

Trường hợp thứ hai, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Đối với trường hợp thứ hai, đây là điểm mới trong quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 khi công nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Trường hợp này đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 TTLT số 01 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật HN&GĐ năm 2014, theo đó vợ chồng khi ly hơn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trong trường hợp vợ chồng khơng thỏa thuận được mà có u cầu thì Tịa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định. Đối với trường

hợp khơng có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vơ hiệu tồn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hơn; cịn trong trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này khơng bị Tịa án tun bố vơ hiệu tồn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật HN&GĐ để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Việc vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn hoặc giữa vợ chồng đã có thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng [29, Điều 47] thì sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. Đặc biệt trong trường hợp thuận tình ly hơn, vợ chồng thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản chung và vấn đề giao con chưa thành niên cho bên nào nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp và mức phí tổn cấp dưỡng ni con là một điều kiện để Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn.

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau hoặc văn bản thỏa thuận bị Tịa án tun vơ hiệu mà sau đó khơng tự thỏa thuận được với nhau về chia tài sản khi ly hôn (chế độ tài sản theo thỏa thuận) thì có thể u cầu Tịa án giải quyết để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng. Trước khi quyết định, Tòa án cần phải xác định vấn đề tài sản của vợ chồng: Đâu là tài sản riêng của vợ, chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung vợ chồng; những ai có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng; đối với tài sản chung của vợ chồng thì xem xét thu nhập thực tế, cơng sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng, quản lý tài sản chung; những tài sản

nào chia được bằng hiện vật hoặc phải thanh toán bằng tiền; điều kiện, hoàn cảnh của vợ, chồng khi ly hôn; hai vợ chồng sống riêng hoặc cùng sống chung với gia đình chồng (vợ)…

Chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn cần chú ý các trường hợp sau:

- Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình:

Pháp luật cũng quy định về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hơn. Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình khơng xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào cơng sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hơn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia [29, Điều 61].

Trên thực tế, việc quy định về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng chung sống với gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Nếu như tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)