Mức cấp dưỡng được xác định theo quy định tại điều 116, Luật HN&GĐ năm 2014: “1 Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 58 - 59)

HN&GĐ năm 2014: “1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và

người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết”.

Như vậy, theo quy định trên, mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Thu nhập của người cấp dưỡng bao gồm tồn bộ thu nhập của người đó (theo lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương). Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người cấp dưỡng. Khi xem xét mức cấp dưỡng, bên cạnh việc căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng còn phải dựa trên nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Do điều kiện kinh tế ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau mà mức chi phí cho các

nhu cầu thiết yếu đó cũng rất khác nhau. Vì vậy, ấn định mức cấp dưỡng chung là không phù hợp nên các bên có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu cần thiết của người được cấp dưỡng.

Luật cũng quy định, mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng và các bên có thể thỏa thuận về trường hợp đó. Trong trường hợp khơng thể thỏa thuận được, vợ, chồng có thể nhờ Tịa án giải quyết. Việc thay đổi mức cấp dưỡng có thể hiểu là tăng hoặc giảm mức cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng. Thông thường, việc tăng mức cấp dưỡng thường do người được cấp dưỡng yêu cầu (ví dụ trong trường hợp, người yêu cầu cấp dưỡng có thu nhập cao hơn đáng kể, hoặc người yêu cầu được cấp dưỡng thường xuyên ốm đau bệnh tật hơn). Việc giảm mức cấp dưỡng có thể xảy ra trong trường hợp, khả năng kinh tế của người cấp dưỡng bị giảm sút, hoặc người được cấp dưỡng đã có khả năng chi trả một phần nhu cầu thiết yếu của mình. Tuy nhiên, việc tăng hay giảm mức cấp dưỡng phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 58 - 59)