Việc thực hiện quyết định, bản án cho ly hơn của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 84 - 88)

- Phương thức thực hiện cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ

3.3. Việc thực hiện quyết định, bản án cho ly hơn của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế

lực pháp luật trên thực tế

Theo quy định tại khoản 1, điều 57 Luật HN&GĐ năm 2014, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, khi có bản án hoặc quyết định cho ly hơn của Tịa án

đã có hiệu lực thì các bên đương sự cũng như các bên có liên quan cần tơn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành bản án hoặc quyết định cho ly hơn của Tịa án. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên đương sự cũng như các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan có thực hiện bản án hoặc quyết định cho ly hơn đó hay khơng cũng là một vấn đề được đặt ra.

Thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp, sau khi ly hơn, nhận thấy tình cảm vợ chồng vẫn còn, họ lại tiếp tục quay trở lại chung sống với nhau như vợ chồng, lại có tài sản chung, có con chung, lại tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ như yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Điều này khiến cho phán quyết của Tịa án trước đó dường như “mất đi hiệu lực”. Một ví dụ cho trường hợp này như sau: Anh T và chị M do hiểu lầm nhau nên đã quyết định xin ly hơn và được Tịa án chấp nhận bằng bản án số 520/2014/HN-ST tại Tịa án nhân dân huyện GL, tỉnh HD. Họ có một người con chung là cháu L (sinh năm 2004), được Tòa án quyết định giao cho chị M trực tiếp nuôi dưỡng. Anh chị có một ngơi nhà được mua bằng tiền tích góp của hai vợ chồng, và họ đã tự thỏa thuận, anh T sẽ sở hữu ngơi nhà đó và trả cho chị M khoản tiền là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, do vẫn cịn tình cảm nên anh T đã thuyết phục chị M quay trở lại sống chung với nhau và chị M đã đồng ý. Sau đó, họ sinh thêm một bé gái là cháu P (sinh năm 2015) và đã tiếp tục sửa chữa, kiến thiết ngôi nhà bằng số tiền mà anh T đã trả cho chị M trước đó. Chính quyền địa phương đã nhiều lần cử người tới động viên anh T và chị M đăng ký kết hơn lại nhưng họ cho rằng, khơng có sự ràng buộc về mặt pháp lý khiến họ sống hạnh phúc và vui vẻ hơn, do đó họ chần chừ không chịu đăng ký kết hơn. Qua trường hợp trên có thể thấy, việc vợ chồng ly hơn sau đó lại quay về chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn khiến cho bản án, quyết định của Tịa án đối với việc giải quyết ly hơn trước đó khơng được đảm bảo thực hiện bởi các bên đương sự.

Sau khi ly hôn, đối với các trường hợp vợ chồng có tài sản chung, vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tiễn, có nhiều trường hợp, các bên đương sự không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện phán quyết của Tòa án về giải quyết tài sản chung của vợ chồng như trường hợp sau: Anh Q và chị H đã ly hôn theo quyết định số 610/2015/HN-ST tại Tòa án nhân dân huyện KC, tỉnh Hưng Yên. Anh Q và chị H có 1 con chung là cháu M (sinh năm 2003) và một ngôi nhà được xây trên đất của bố mẹ anh Q. Theo thỏa thuận giữa anh Q và chị H u cầu Tịa án cơng nhận: con chung là cháu M sẽ do chị H nuôi dưỡng, ngôi nhà cả anh Q và chị H đều thống nhất chuyển quyền sở hữu cho cháu M. Do cháu M chưa đủ 18 tuổi nên anh Q và chị H thống nhất tại Tịa sẽ khóa cửa khơng ai được phép sử dụng ngơi nhà đó cho đến khi cháu M được 18 tuổi sẽ bàn giao lại nhà cho cháu, chỉ thỉnh thoảng chị H sẽ về quét dọn nhà. Tuy nhiên, ngay sau khi quyết định thuận tình cho ly hơn của Tịa án đối với anh chị có hiệu lực pháp luật, anh Q vẫn tiếp tục sinh sống tại ngơi nhà đó vì cho rằng: ngơi nhà đó được xây trên đất của bố mẹ anh, không ai sử dụng nhà như vậy là không được. Tới tháng 11 năm 2015, anh Q kết hôn với một người phụ nữ khác là chị X và cả hai vợ chồng tiếp tục sinh sống trong ngơi nhà đó. Chị H đã nhiều lần yêu cầu anh Q và chị X dọn ra khỏi ngơi nhà đó theo đúng thỏa thuận trước đó của chị H và anh Q tại Tòa nhưng anh Q cho rằng, tới khi nào cháu M đủ 18 tuổi thì anh sẽ bàn giao lại nhà cho cháu M, chị H khơng có quyền địi lại ngơi nhà đó hay yêu cầu anh Q dọn ra khỏi nhà vì ngơi nhà giờ thuộc sở hữu của cháu M.

Như vậy, qua trường hợp trên có thể thấy, việc thực hiện phán quyết của Tịa án về giải quyết tài sản chung đặc biệt là các loại tài sản là bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác cũng như sự tôn trọng của các bên đương sự đối với bản án, quyết định thuận tình cho ly hơn tại Tịa đã có hiệu

lực pháp luật. Nếu như một bên đương sự không tự giác thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của bên còn lại cũng như lợi ích của con. Mặc dù, cơ quan thi hành án đã có những biện pháp như thông báo hay cưỡng chế thực hiện nhưng nếu các bên đương sự không thực sự tơn trọng cũng như hợp tác thực hiện thì biện pháp cưỡng chế được coi là giải pháp cuối cùng và giải pháp này sẽ gây ảnh hưởng thêm tới mối quan hệ vốn bất hòa giữa hai bên đương sự.

Ngoài vấn đề về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng, thì việc thực hiện bản án, quyết định thuận tình cho ly hơn của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật đối với việc giải quyết vấn đề con chung trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động hay khơng có tài sản để ni mình cũng có nhiều vướng mắc, bất cập do các bên đương sự không thực hiện đúng theo phán quyết của Tòa. Đặc biệt liên quan tới việc giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng như trường hợp sau: Bà Chương Thị Diễm Châu và ông Đới Thành Phượng kết hôn với nhau năm 2002. Ơng bà có hai người con chung là cháu Đới Ngọc Uyên Nhi (sinh năm 2008) và cháu Đới Quang Sang (sinh năm 2004). Năm 2012, bà Châm và ông Phượng đã ly hơn theo bản án số 1249/2012/HNPT của Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Theo bản án đó, bà Châm được quyền trực tiếp nuôi dưỡng bé Đới Ngọc Uyên Nhi. Tuy nhiên, từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, mặc dù đã nhiều lần yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự quận M buộc ông Đới Thành Phượng giao bé Uyên Nhi cho bà trực tiếp ni dưỡng nhưng ơng Phượng và gia đình ln cố tình khơng thực hiện, gây khó khăn, cản trở trong việc giao bé Uyên Nhi cho bà Châu nuôi dưỡng và chăm sóc. Như vậy, việc ông Phượng không giao con chung là bé Uyên Nhi cho bà Châm đã ảnh hưởng tới quyền trực tiếp nuôi dưỡng con chung của bà Châm. Điều này không chỉ vi

phạm các quy định của pháp luật hơn nhân gia đình cũng như việc chấp hành bản án, quyết định cho ly hơn của Tịa án mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người trực tiếp nuôi dưỡng cũng như ảnh hưởng tới lợi ích của con. Do vậy, cần phải có những biện pháp phù hợp để các bên có sự tôn trọng cũng như tự giác thực hiện bản án, quyết định cho ly hơn của Tịa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 84 - 88)