Kiến nghị về hoàn thiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 88 - 92)

- Phương thức thực hiện cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ

3.4.1. Kiến nghị về hoàn thiện các quy định pháp luật

Đã hai năm kể từ thời điểm Luật HN&GĐ có hiệu lực và được áp dụng vào thực tế, bên cạnh những thành tựu và những quy định mới đã được sửa đổi so với Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn còn

những hạn chế cần được hoàn thiện. Thực tiễn pháp lý cho thấy, các quy định nói chung và các quy định về hiệu lực ly hơn của vợ, chồng nói riêng trong pháp luật hơn nhân và gia đình chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Do đó để khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2014 cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:

- Cần bổ sung các quy định trong việc giải quyết các hệ quả về mặt nhân thân và tài sản khi vợ chồng ly hơn như: Cần có quy định cụ thể hơn trong việc xác định những tài sản của vợ, chồng trong trường hợp vợ, chồng đã ly hơn và sau đó kết hơn lại. Cần quy định một cách rõ ràng hơn đối với việc sáp nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ, chồng để dễ dàng trong việc phân chia tài sản khi vợ, chồng ly hơn. Ngồi ra, Luật HN&GĐ nên quy định Tòa án phải tiến hành xác minh để phân định tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng khi ly hơn trong trường hợp vợ, chồng đều khơng có chứng cứ chứng minh nhằm đảm bảo sự công bằng.

Quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014, tuy nhiên, cần có biện pháp xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tải sản chung như căn cứ xác định, cách xác định, việc cung cấp chứng cứ, chứng minh của các bên đương sự về khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi giải quyết tranh chấp về tài sản sau khi ly hơn. Tịa án nhân dân tối cao có thể ban hành thơng tư hướng dẫn cụ thể quy định này.

Pháp luật HN&GĐ cũng cần quy định về vấn đề quản lý tài sản khi vợ chồng có u cầu ly hơn như: vợ, chồng có thể thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp quản lý tài sản chung của vợ, chồng trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa án hoặc Tòa án quyết định giao tài sản chung cho vợ, chồng quản lý, bảo quản; hoặc có thể niêm phong tài sản chung của vợ chồng nhằm bảo đảm

được tình trạng tài sản, giá trị, cơng dụng của tài sản để chia cho vợ, chồng khi ly hôn nhằm tránh việc tẩu tán tài sản. Các giao dịch liên quan tới tài sản chung của vợ chồng trong thời gian vợ, chồng có u cầu ly hơn cũng cần được quy định cụ thể hơn.

- Về vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng: cần giải thích cụ thể cụm từ “tình trạng khó khăn, túng thiếu” và xác định “lý do chính đáng” để Tòa án các cấp có thể đồng bộ trong cơng tác xét xử. Có thể giải thích cụm từ “tình trạng khó khăn, túng thiếu” mà có lý do chính đáng là trường hợp vợ hoặc chồng già yếu, mất sức lao động, gặp tai nạn, ốm đau…mà khơng có tài sản hoặc có tài sản nhưng khơng đủ để đảm bảo cuộc sống bình thường. Cịn đối với các trường hợp khó khăn, túng thiếu nhưng do lười biếng, nghiện ngập, cờ bạc…thì khơng thể được cấp dưỡng. Về phương thức cấp dưỡng, mặc dù Luật HN&GĐ quy định có các phương thức cấp dưỡng là định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm và cấp dưỡng một lần, tuy nhiên, đối với trường hợp cấp dưỡng giữa vợ, chồng, Tịa án có thể xác định phương thức cấp dưỡng một lần, bởi lẽ, khi ly hơn, tình nghĩa giữa vợ chồng khơng cịn nữa, việc cấp dưỡng thường thuộc trường hợp bên được cấp dưỡng thực sự khơng cịn khả năng lao động tạo thu nhập. Do vậy, cấp dưỡng một lần vừa đảm bảo quyền lợi cho bên được cấp dưỡng vừa giúp bên cấp dưỡng hoàn thành nghĩa vụ của mình một cách nhanh chóng.

- Vấn đề cấp dưỡng đối với con:

Việc xác định thời điểm cấp dưỡng nuôi con cũng cần được xác định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ khi cha mẹ ly hơn. Có thể xác định thời điểm cấp dưỡng nuôi con tùy từng trường hợp cụ thể:

+ Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng ni con là thời điểm Tịa án lập biên bản lần sau cùng, trong trường

+ Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con là ngày tuyên án sơ thẩm, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc cấp dưỡng ni con và Tịa án đưa vụ án ra xét xử;

+ Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con kể từ ngày cha hoặc mẹ không sống chung với nhau cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Cần bổ sung quy định trong trường hợp cha, mẹ cấp dưỡng cho con một lần khi con còn nhỏ như một, hai tuổi, nhưng khi con lớn lên, nhu cầu về ăn, ở, học hành, đi lại ngày càng nhiều, người trực tiếp ni dưỡng con gặp khó khăn về kinh tế thì có thể u cầu cha, mẹ khơng trực tiếp nuôi con cấp dưỡng bổ sung. Việc quy định này bảo đảm quyền lợi cho con để con được phát triển toàn diện và đầy đủ hơn.

- Cần bổ sung các quy định hướng dẫn liên quan tới bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của con. Theo khoản 3 điều 9 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên, ghi nhận rằng các quốc gia thành viên phải tôn trọng mối quan hệ riêng tư của trẻ em. Vì vậy, có thể nói rằng, việc cho phép trẻ em quyền được duy trì mối quan hệ riêng tư cũng góp phần đảm bảo sự phát triển tồn diện của các em khi cha mẹ ly hôn. Nếu trường hợp cả cha và mẹ đều có điều kiện như nhau trong việc phát triển tâm lý, tinh thần và học hành của trẻ thì pháp luật nên cho phép Tòa án ưu tiên giao con chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trở lên ở với cha hoặc mẹ mà người này ở gần với những người thân thích, bạn bè ở khu dân cư và trường học của con, trên cơ sở xem xét nguyện vọng của con.

Luật cũng nên quy định các biện pháp chế tài mạnh hơn như phạt tiền, xử lý hình sự trong trường hợp một bên cố ý không giao con theo quyết định, bản án cho ly hơn có hiệu lực pháp luật mà cơ quan thi hành án đã nhiều lẫn cưỡng chế giao con nhưng vẫn vi phạm. Việc quy định này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của con mà còn yêu cầu các bên đương sự chấp hành quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 88 - 92)