Giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi vợ chồng ly hôn 1 Giải quyết quyền trực tiếp nuôi dƣỡng con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 60 - 63)

- Phương thức thực hiện cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ

2.4.Giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi vợ chồng ly hôn 1 Giải quyết quyền trực tiếp nuôi dƣỡng con

2.4.1. Giải quyết quyền trực tiếp nuôi dƣỡng con

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều mong muốn được sống dưới mái nhà có đầy đủ tình u thương của cả cha và mẹ, tuy nhiên, vì một lý do nào đó dẫn tới việc vợ chồng ly hơn, thì quan hệ vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ giữa cha mẹ với con thì khơng thay đổi mà chỉ đặt ra vấn đề giải quyết về việc xác định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng và việc cấp dưỡng nuôi con được xác định như thế nào.

Khi vợ chồng ly hôn, theo quy định tại Điều 81, Luật HN&GĐ năm 2014 thì sau khi ly hơn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình theo quy định của Luật HN&GĐ, BLDS và các luật khác có liên quan. Việc xác định ai là người trông nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình dựa trên cơ sở vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau. Như vậy, vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc được trực tiếp ni dưỡng chăm sóc con, bình đẳng trong quyền thăm nom con sau khi ly hơn, người khơng trực tiếp ni con có quyền thăm nom con, khơng ai được cản trở người đó thực hiện quyền chăm nom con của mình; đồng thời cũng bình đẳng trong quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nếu phát hiện người đang trực tiếp nuôi con không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt của con bằng việc yêu cầu Tòa án ra quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp, vợ, chồng khơng thỏa thuận được thì Tịa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho ai là người trực tiếp nuôi dưỡng. Để xác định được ai là người trực tiếp nuôi dưỡng cần phải xem xét về tư cách đạo đức, điều kiện kinh tế…của mỗi bên vợ, chồng xem ai là người có điều kiện thực tế thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được tốt hơn. Người nào trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc con cũng sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con. Trong trường hợp cả cha và mẹ không đủ tư cách và điều kiện trực tiếp ni dưỡng con thì có thể giao cho người khác nuôi dưỡng nhưng phải đảm bảo lợi ích mọi mặt cho đứa trẻ đó.

Đối với con từ đủ bẩy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (khoản 2, Điều 81) – đây là một điểm thay đổi so với Luật HN&GĐ năm 2000-

khi quy định độ tuổi xem xét nguyện vọng của con là chín tuổi trở lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay, bởi bẩy tuổi, trẻ cũng đã có khả năng nhận thức để có thể bày tỏ nguyện vọng của mình mong muốn sống cùng ai. Luật cũng quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp

nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3, Điều 81). Như vậy, các quy định này đã chú trọng đến

việc bảo đảm quyền lợi của các con, bảo đảm cho ý chí của con cũng được thể hiện để đứa trẻ có điều kiện tốt khi chung sống cùng bố hoặc mẹ. Mục đích của việc giao con cho ai nuôi thực chất là nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi của các con nên trường hợp con đã có đủ nhận thức về điều đó thì pháp luật cũng tạo điều kiện cho con được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Mặc dù, nguyện vọng của con được thể hiện trước Tịa nhưng đó khơng phải là căn cứ duy nhất để xem xét và quyết định giao người con đó cho ai trực tiếp ni dưỡng. Bởi đó chỉ là lựa chọn thiên về cảm tính của đứa trẻ. Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định Tòa án chỉ nên coi đó là nguồn tham khảo mà phải xem xét một cách toàn diện mọi mặt.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp yêu cầu giao con cho người trực tiếp nuôi con theo bản án hoặc quyết định cho ly hơn đã có hiệu lực của Tịa án nhưng bên được yêu cầu giao con lại không chấp hành bản án đó. Việc này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người trực tiếp nuôi con cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của con. Do vậy, cần phải có chế tài phù hợp trong trường hợp bên u cầu giao con khơng hồn thành nghĩa vụ của mình.

Sau khi ly hơn, bố mẹ cũng có các nghĩa vụ như nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do con gây ra trong một số trường hợp mà pháp luật có quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 60 - 63)