- Phương thức thực hiện cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ
3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Ở nước ta, những năm qua, tình hình ly hơn có chiều hướng gia tăng với nhiều nguyên nhân, lý do đa dạng và phức tạp. Các án kiện ly hôn thường chiếm trên 90% trong tổng số các loại tranh chấp từ quan hệ hơn nhân và gia đình. Một thực tế cho thấy, khi vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc, tình nghĩa giữa vợ và chồng đã hết, ly hôn là tất yếu. Bản thân vợ, chồng có những toan tính về tài sản. Mặc dù Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể trong việc xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng, quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người vợ, chồng đã lợi dụng sự kém hiểu biết pháp luật của phía bên kia hoặc điều kiện, hồn cảnh của gia đình mà vợ, chồng thực hiện các hành vi tẩu tán, giấu giếm tài sản chung, mưu cầu lợi ích cá nhân không chính đáng; ảnh hưởng đến quyền lợi của phía bên kia và các con. Đồng thời, việc áp dụng các quy định của pháp luật
HN&GĐ vào thực tế còn nhiều bất cập và khó khăn, đặc biệt trong việc giải quyết tài sản chung, tài sản riêng giữa vợ và chồng. Việc phân biệt tài sản chung, tài sản riêng khá phức tạp, khiến cho Tòa án các cấp gặp nhiều khó khăn trong q trình giải quyết.
Một vụ án liên quan đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng đã được Tòa án nhân dân quận BT, TP. Hồ Chí Minh giải quyết như sau: Năm 2004, bà Lương Việt Hồng đăng ký kết hơn với ông Nguyễn Quốc Đỉnh. Theo trình bày của nguyên đơn là bà Hồng: trước khi kết hơn với ơng Đỉnh, bà Hồng có mua một căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT, Thành phố HCM theo Hợp đồng mua bán nhà ở số: 110745/HĐMBN lập ngày 22/12/2000 tại phịng cơng chứng số 1, Thành phố HCM giữa ông Phan Văn Mé, bà Đặng Thị Hương bán cho bà Lương Việt Hoàng và đã đăng bộ quyền sở hữu đứng tên bà Lương Việt Hoàng. Năm 2007 do chủ trương của chính quyền địa phương cấp đổi đại trà cho tất cả các hộ dân có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở màu trắng sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở màu hồng. Thời điểm này bà Hồng và ơng Đỉnh cịn là vợ chồng chung sống với nhau và tin tưởng nhau nên mọi thủ tục giấy tờ chuyển đổi ông Đỉnh nhận đứng ra làm. Ông Đỉnh đem một số giấy tờ mẫu về nói bà Hồng ký tên, sau đó ơng Đỉnh tự khai và tự điền tên và ký tên của ông Đỉnh cạnh tên bà Hoàng và đem nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính sự gian lận đó nên Ủy Ban nhân dân quận BT đã cấp giấy quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số: 2149/2007/GCN ngày đối với căn nhà số 87 G1 ĐTH, Phường X, quận BT, Thành phố HCM mang tên chủ sở hữu bà Lương Việt Hồng và ơng Nguyễn Quốc Đỉnh. Sau khi nhận được sổ hồng, ông Đỉnh giấu biệt giấy tờ đi khơng cho bà Hồng biết, bà có hỏi thì ơng Đỉnh nói là cơ quan nhà nước chưa làm xong. Mãi đến khoảng tháng 3/2008 khi bà Hoàng cần làm ăn lấy giấy tờ thế chấp nên ông Đỉnh mới đưa sổ hồng ra thì lúc đó bà Hồng
mới biết ông Đỉnh đã đứng tên sở hữu căn nhà thuộc sở hữu riêng của bà Hồng tạo lập trước hơn nhân. Bà Hồng đã u cầu ông Đỉnh làm thủ tục để trả lại quyền sở hữu riêng cho bà nhưng ơng Đỉnh khơng đồng ý. Ngồi ra, bà Hoàng đã làm đơn khiếu nại ra Ủy Ban nhân dân phường X, quận BT và Ủy Ban nhân dân quận BT về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Bà Hồng và ơng Đỉnh mâu th̃n gay gắt về việc ông Đỉnh đứng tên quyền sở hữu căn nhà thuộc quyền sở hữu riêng của bà trước khi kết hơn nên ngày 16/3/2009 bà Hồng có đơn u cầu ly hơn ông Nguyễn Quốc Đỉnh.
Ngược lại, ông Đỉnh cho rằng: căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT, Thành phố HCM là tài sản chung của bà Hồng và ơng Đỉnh được sáp nhập trong thời kỳ hơn nhân vì việc làm thủ tục thức hóa căn nhà số 87 G1 ĐTH thành tài sản chung đã được sự đồng ý của bà Hoàng. Ủy Ban nhân dân quận BT đã làm thủ tục chặt chẽ, đã niêm yết công khai tại địa phương gần 6 tháng và “Được sự đồng thuận của hai vợ chồng, chúng tơi làm thủ tục hợp thức hóa căn nhà 87 G1 ĐTH thành tài sản chung.” Thể hiện qua đơn đăng ký cấp mới quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có xác nhận của Ủy Ban nhân dân quận BT rằng đây là tài sản khơng có tranh chấp.
Đại diện của Ủy Ban nhân dân quận BT trình bày việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo đúng quy định điều 13 Quyết Định số: 54/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy Ban nhân dân Thành phố HCM quy định về thành phần hồ sơ trong thủ tục cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân, trong đó có Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận được của UBND phường X ngày 23/4/2007 xác nhận nhà đất khơng có tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định về việc nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung “ Việc nhập tài sản là nhà ở,
quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hơn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được cơng chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.
Tại phiên Tòa sơ thẩm số 399/2015/DS – ST của Tòa án nhân dân quận BT, TP. Hồ Chí Minh đã căn cứ vào các chứng cứ và các quy định của pháp luật như xét thấy khơng có bất cứ văn bản nào thể hiện ý chí của bà Hồng đồng ý cho ơng Đỉnh đứng tên chung trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hay đồng ý sát nhập tài sản riêng của bà Hoàng đối với căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT thành tài sản chung của bà Hồng và ơng Đỉnh trong thời kỳ hơn nhân. Ngồi ra, cũng khơng có bất cứ văn bản hay chứng cứ nào khác xác nhận cơng sức đóng góp của ơng Đỉnh làm tăng giá trị đối với căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT. Tòa án đã xác định căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT thuộc quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản riêng của bà Lương Việt Hoàng tạo lập trước khi đăng ký kết hôn với ông Đỉnh và bà Hồng khơng sát nhập thành tài sản chung sau khi đăng ký kết hơn với ơng Đỉnh. Do đó, quyết định: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Lương Việt Hoàng; Xác định căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT thuộc quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản riêng của bà Lương Việt Hoàng; Tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: 2149/2007/GCN ngày 07/9/2007 của Ủy Ban nhân dân quận BT. Bà Lương Việt Hồng có quyền liên hệ cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà số 87 G1 ĐTH, phường X, quận BT thuộc quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do bà Lương Việt Hoàng đứng tên.
Một vấn đề liên quan tới việc giải quyết tài sản chung sau khi ly hơn đó chính là việc vợ, chồng được thừa kế tài sản từ cha mẹ sau khi kết hơn, khơng có sự sáp nhập tài sản được thừa kế đó vào tài sản chung. Nhưng trên thực tế, việc thừa kế này đôi khi lại không rõ ràng, dẫn tới sau khi ly hôn đã xảy ra tranh chấp về việc chia tài sản như vụ án sau: Bà Bùi Thị Danh và ông Nguyễn Văn Đức kết hơn với nhau vào năm 1992, sau đó đến năm 2004, do chung sống khơng hịa thuận nên vợ chồng ơng bà đã ra tịa ly hơn theo Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn số 167/QĐ-TTLH ngày 13/12/2004, theo đó tài sản chung hai vợ chồng khơng u cầu Tịa án giải quyết. Tuy nhiên, đến năm 2015, bà Danh lại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản sau khi ly hơn của hai vợ chồng. Theo trình bày của bà Danh: Bà và ông Nguyễn Văn Đức được mẹ chồng bà Danh cho phần diện tích 2000m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 03533 QSDĐ/25.7.2000 ngày 25/7/2000 do Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn cấp cho ông Nguyễn Văn Đức, là tài sản chung. Đến năm 2004, bà Danh và ơng Đức thuận tình ly hơn theo Quyết định cơng nhận thuận tình ly hôn số 167/QĐ.TTLH ngày 13/12/2004, về phần tài sản chung vợ chồng thì vợ chồng bà Danh khơng u cầu Tòa án giải quyết. Năm 2002, ông Đức tự bán phần đất có diện tích khoảng 886m2 cho ơng Bùi Thanh Danh với giá 150.000.000 đồng và có đưa bà Danh 100.000.000 đồng để lo cho các con. Đến năm 2003, ơng Đức tự mình tiếp tục bán 40m2, khơng chia tiền cho bà Danh. Đến năm 2004, ơng Đức lại tự mình bán 560m2 đất và khơng chia tiền cho bà Danh. Đến nay, cịn lại phần diện tích 106,7m2 (Theo bản vẽ HTVT số 99515/CN HM-CC, do Trung tâm đo đạc bản đồ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 01/9/2015) trong phần diện tích 2000m2 là phần đất còn lại của vợ chồng bà Danh chưa thỏa thuận chia, mà trước đó ơng Đức có hứa cho hai đứa con ăn học vì khơng trợ cấp ni con, song ông Đức không chịu
chia cho bà Danh để bà Danh cho các con. Vì vậy, bà Danh u cầu Tịa án phân chia 106,7m2 diện tích đất còn lại của thửa đất số 1656, tờ bản đồ số 10,
tọa lạc tại ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Mơn, Tp. Hồ Chí Minh. Theo trình bày của ơng Đức: Hai vợ chồng ơng khơng có tài sản chung và chỉ
có tài sản riêng là quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn cấp cho ơng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 03533 QSDĐ/25.7.2000 ngày 25/7/2000 đối với thửa đất số 1656, tờ bản đồ số 10, diện tích 2000m2, tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh, là phần đất ông được thừa kế của cha mẹ. Trong các lần bán đất, ông cũng đã đưa tiền cho bà Danh như bà Danh đã trình bày. Năm 2004, ông tiếp tục chuyển nhượng 560m2 đất cho ông Hồ Bội Ngọc, nhưng ông không nhớ bán bao nhiêu tiền. Đến năm 2006, hai vợ chồng ông đã tự thỏa thuận chia tài sản là phần đất còn lại diện tích khoảng 200 m2 (sau khi đã trừ đi phần đất để làm đường). Theo đó, bà Danh được hưởng 125m2 và bà Danh đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2006, ơng chỉ cịn lại khoảng 100m2 đất này để cất nhà ở. Vì vậy, ơng khơng đồng ý vớiyêu cầu được chia 50 m2 của bà Danh, vì ơng đã chia cho bà Danh 125,5m2 đất rồi.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét thấy phần đất tranh chấp là tài sản do ông Đức được hưởng thừa kế từ cha mẹ chứ không phải được cha mẹ cho hai vợ chồng như lời bà Danh khai. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 thì đây là tài sản riêng của ơng Đức chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng, trong khi đó bà Danh khơng chứng minh được việc ông Đức đã tự nguyện nhập tài sản này thành tài sản chung của vợ chồng. Trong quá trình vợ chồng chung sống ông Đức có chuyển nhượng
ơng Bùi Thanh Danh là 886m2; tiếp đến ngày 06/12/2003 ông Đức đã chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Hồng Nhung là 40m2; ngày 13/01/2004 ông Đức đã chuyển nhượng cho ông Hồ Bội Ngọc là 560m2, trong suốt quá trình này bà Danh khơng có ý kiến thắc mắc, khiếu nại gì.
Mặt khác, theo bản án dân sự sơ thẩm số 116/2014/DSST ngày 24/4/2014 của Tịa án nhân dân huyện Hóc Mơn và bản án dân sự phúc thẩm số 918/2014/DSPT ngày 24/7/2014 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp đòi lại tài sản giữa ơng Đức và bà Danh thì bà Danh chỉ đề cập đến việc ơng Đức có nợ của bà một khoản tiền vàng và đồng ý trả lại giấy tờ nhà đất cho ơng Đức khi ơng Đức hồn trả cho bà khoản nợ này chứ hồn tồn khơng đề cập gì đến việc tài sản chung của vợ chồng chưa được chia là phần diện tích đất 106,7m2 này. Hơn nữa, theo sự thừa nhận của các bên đương sự thì sau khi vợ chồng ly hơn phần đất cịn lại là khoảng 200m2, có căn nhà vợ chồng xây trong thời kỳ hôn nhân. Theo thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng tại biên bản ngày 01/9/2005 tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp, ông Đức đã chia cho bà Danh phần diện tích đất 125,5m2 và bà Danh đã được Ủy ban nhân dân huyện Hóc Mơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 03/10/2006, phần đất còn lại sau khi trừ đi đường đi và đã chia cho bà Danh thì diện tích quyền sử dụng đất thực tế chỉ còn lại là 106,7m2 do ông Đức sử dụng.
Do vậy, phần diện tích đất 106,7m2 đất cịn lại là tài sản của ơng Đức chứ không thể là tài sản chung của vợ chồng chưa chia như lời trình bày của bà Danh. Do đó, quyết định: Khơng chấp nhận u cầu khởi kiện của bà Bùi Thị Danh theo đơn khởi kiện đề ngày 17/6/2015 về yêu cầu được chia 1/2 giá trị tài sản chung là diện tích quyền sử dụng đất 106,7m2.
Qua tình huống trên, có thể thấy, việc chia tài sản sau khi ly hôn khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn, do trên thực tế rất nhiều trường hợp vợ,
chồng trong q trình chung sống thì khơng phân biệt rõ ràng đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng, có sáp nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung hay không, nhưng khi ly hơn, tình nghĩa vợ chồng khơng cịn, họ lại cho rằng tài sản trong khối tài sản của gia đình thuộc sở hữu riêng của mình, do cơng sức mình tạo lập nên. Vì vậy, để đảm bảo cho việc chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hơn, các cơ quan có thẩm quyền cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, tôn trọng chứng cứ, điều tra, xác minh cụ thể về tài sản, cơng sức đóng góp của mỗi bên trong khối tài sản của vợ chồng.