THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 2.1 Hệ quả pháp lý về nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 34 - 35)

Khi kết hơn, giữa vợ và chồng có nghĩa vụ và quyền về nhân thân như: Nghĩa vụ và quyền mang tính chất tình cảm, riêng tư giữa vợ và chồng [29, Điều 19]; Nghĩa vụ và quyền mang tính chất bình đẳng, tự do, dân chủ giữa vợ và chồng [29, Điều 17]; Quyền đại diện giữa vợ và chồng; Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó dẫn tới vợ chồng ly hơn thì nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ hơn nhân chấm dứt trước pháp luật. Kể từ thời điểm này, người vợ, người chồng đã ly hơn có quyền kết hơn với người khác mà khơng chịu bất kỳ sự ràng buộc nào từ phía bên kia. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt mà không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Nghĩa là các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hơn và gắn bó trong suốt thời kỳ hơn nhân, như: nghĩa vụ yêu thương quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng… sẽ đương nhiên chấm dứt khơng cịn nữa. Nghĩa vụ sống chung là một nghĩa vụ mới, được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng sẽ khơng cịn ràng buộc. Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng cũng sẽ chấm dứt, nghĩa là việc ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng sẽ không xảy ra hay khi một bên vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, bên chồng hoặc vợ cịn lại có đủ điều kiện để làm người giám hộ, thì có quyền đại diện theo pháp luật cho vợ hoặc chồng của họ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bên còn lại được

Tuy nhiên, một số quyền về nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là cơng dân thì vẫn khơng thay đổi dù họ đã ly hôn, như: họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp… sẽ do các bên tự quyết định. Như vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng chỉ tồn tại và được pháp luật bảo vệ khi họ là vợ chồng hợp pháp của nhau. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt.

Trong xã hội hiện nay, thực tế có trường hợp, sau khi phán quyết ly hơn của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì lý do hay động cơ nào đó, mà vợ chồng quay trở về chung sống với nhau thì họ vẫn phải đăng ký kết hơn theo luật định. Tuy nhiên, trên thực tế có khơng ít trường hợp vợ chồng đã ly hơn sau đó trở về chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hơn, giữa họ lại có con chung, tài sản chung và sau đó họ lại u cầu Tồ án giải quyết ly hôn. Theo khoản 2, Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “vợ chồng đã

ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng với nhau thì phải đăng ký kết hơn”.

Trong trường hợp này, nếu có u cầu ly hơn thì Tịa án sẽ khơng giải quyết việc ly hơn nữa vì giữa hai bên khơng có quan hệ vợ chồng.Việc khơng thừa nhận quan hệ hơn nhân trong trường hợp này là hợp lý, góp phần nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng của người dân. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 34 - 35)