Giải quyết hệ quả pháp lý về nhân thân giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 66 - 67)

- Phương thức thực hiện cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ

3.1.1.Giải quyết hệ quả pháp lý về nhân thân giữa vợ và chồng

Như đã phân tích trong phần 2.1, kể từ khi bản án hoặc quyết định cho ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Tất cả các nghĩa vụ và quyền liên quan đến nhân thân vợ chồng như: nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nghĩa vụ chung thủy… không cịn phải thực hiện. Vợ và chồng có quyền tự do kết hơn lại. Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp vợ chồng sau khi ly hơn nhưng lại nhận thấy vẫn cịn tình cảm và quay trở về sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hơn. Họ lại có con chung, có tài sản chung, có nợ chung…Sau đó, có tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết gặp nhiều khó khăn.

Thực tế xảy ra trường hợp sau: Chị T và anh P được Tòa án nhân dân quận B, thành phố H quyết định cho ly hôn tháng 6/2008. Đến tháng 1/2009, nhận thấy tình cảm vẫn còn, họ trở về chung sống với nhau nhưng khơng đăng kí kết hơn và giữa họ có thêm một khối tài sản trị giá 120.000.000 đồng. Tháng 3/2014 anh P bị tai nạn chết, cha mẹ anh P cho rằng chị T không phải vợ anh, số tài sản 120.000.000 đồng do anh P kinh doanh mà có nên đó là tài sản riêng của anh. Do vậy, chị T khởi kiện u cầu Tồ án cơng nhận chị và anh P là vợ chồng nên chị được thừa kế tài sản của anh P và yêu cầu Toà án xác định khối tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng chị. Toà án nhân dân quận B đã bác yêu cầu của chị T vì cho rằng chị và anh P đã được Toà án giải quyết cho ly hôn, khi trở về chung sống với nhau khơng đăng kí kết hơn lại.

Do đó, chị và anh P khơng phải là vợ chồng nên chị không được thừa kế tài sản của anh P và khối tài sản trị giá 120.000.000 đồng đúng là tài sản do anh kinh doanh mà có, chị T khơng tham gia vào việc làm ăn của anh, nên Tồ án xác định chị khơng có cơng sức đóng góp vào việc tạo ra tài sản, do vậy chị khơng được chia tài sản đó.

Như vậy, nếu chị T và anh P đăng kí kết hơn lại với nhau thì đương nhiên chị T sẽ được thừa kế tài sản do anh P để lại và khối tài sản trị giá 120.000.000 sẽ được xác định là tài sản chung vợ chồng dù chị khơng có cơng sức đóng góp vào việc tạo lập tài sản đó thì chị vẫn được hưởng một phần trong khối tài sản chung đó. Do khơng đăng ký kết hơn lại nên quyền lợi của chị khơng được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc pháp luật quy định vợ chồng đã ly hơn sau đó lại về chung sống với nhau phải đăng kí kết hơn là hồn tồn phù hợp với thực tế hiện nay, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 66 - 67)