Giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi vợ chồng ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 75 - 84)

- Phương thức thực hiện cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ

3.1.4. Giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi vợ chồng ly hôn

Sau khi vợ, chồng ly hơn, ngồi việc quan tâm tới vấn đề chia tài sản của vợ chồng thì việc giải quyết vấn đề con chung cũng cần được lưu ý tới, đặc biệt là việc cấp dưỡng cho con. Trên thực tế, hầu hết các vụ án ly hôn liên quan tới việc giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi vợ chồng ly hơn đó là việc giải quyết u cầu cấp dưỡng cho con hoặc thay đổi mức cấp dưỡng cho con. Một ví dụ cụ thể liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hơn đã được Tịa án nhân dân qn X, TP. Hồ Chí Minh giải quyết như sau:

Bà Phạm Thị Dung và ông Tăng Trí Hùng là vợ chồng hợp pháp, có 01 con chung là Tăng Thành Đạt, sinh ngày: 12/01/2001, nhưng đã ly hôn theo

bản án số 17/2008/DS-PT ngày 04/01/2008 của Tòa án nhân dân thành phố HCM đã có hiệu lực pháp luật. Theo nội dung bản án thì bà được quyền trực tiếp ni dưỡng cháu Đạt và khơng u cầu ơng Hùng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nhưng hiện nay cháu Đạt ngày càng lớn, chi tiêu cho nhu cầu học tập, sinh hoạt ngày càng nhiều hơn nên bà yêu cầu ông Hùng có nghĩa vụ cấp dưỡng ni cháu Đạt mỗi tháng 2.000.000đ (hai triệu đồng) cho đến khi trẻ trưởng thành 18 tuổi. Tuy nhiên, ông Hùng không đồng ý vì vì hiện nay hồn cảnh của ơng cũng rất khó khăn, ơng làm nghề bán báo ở vỉa hè, mức thu nhập thấp và không ổn định, thu nhập trung bình khoảng 1.200.000đ/tháng nên không chấp nhận yêu cầu của bà Dung. Nếu bà Dung có khó khăn về kinh tế mà khơng ni được cháu Đạt thì ơng sẽ ni cháu Đạt và không yêu cầu bà Dung cấp dưỡng nuôi con. Nay ông xác định khơng có khả năng cấp dưỡng nuôi con theo yêu cầu bà Dung và không đồng ý cấp dưỡng nuôi trẻ Đạt. Đồng thời, ơng khơng có u cầu về việc xin thay đổi nuôi con. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Hùng cho rằng việc buôn bán ế ẩm nên thu nhập khơng ổn định, có khi bán khơng có lãi. Ơng Hùng đồng ý cấp dưỡng nuôi cháu Đạt mỗi tháng 500.000đ (năm trăm ngàn đồng) đến khi cháu trưởng thành 18 tuổi. Tại phiên tòa sơ thẩm số 512/2009/HNGĐ-ST, Tòa án nhân dân quận X, TP. Hồ Chí Minh xét tháy ông Hùng hiện nay khơng có công việc làm và thu nhập ổn định, ông Hùng đang bán báo trên vỉa hè, thu nhập hàng tháng khoảng 1.200.000đ/tháng nên không đủ khả năng kinh tế để cấp dưỡng ni cháu Đạt mỗi tháng 2.000.000đ. Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy chấp nhận một phần yêu cầu của bà Dung về việc yêu cầu ông Hùng cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ và buộc ơng Hùng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu Đạt mỗi tháng 500.000đ đến khi cháu trưởng thành 18 tuổi.

Trong thực tiễn xét xử, khi giải quyết vấn đề này, Toà án gặp phải một số vấn đề bất cập như: việc quyết định thời điểm cấp dưỡng, mức cấp dưỡng

nuôi con, giao con cho ai trực tiếp nuôi để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của con,… Đặc biệt là việc xác định mức cấp dưỡng thường gặp nhiều vướng mắc vì mức cấp dưỡng phụ thuộc vào mức sinh hoạt và thu nhập bình quân của người dân trong các khu vực dân cư. Có trường hợp, Toà án căn cứ vào thu nhập của cha mẹ quá thấp nên mức cấp dưỡng nuôi con khơng đảm bảo hoặc có trường hợp do bảo vệ quyền lợi của con mà quyết đinh mức cấp dưỡng quá cao so với thu nhập của cha mẹ, hoặc vợ chồng tự thoả thuận về mức cấp dưỡng nhưng không phù hợp, thậm chí khơng thể coi là cấp dưỡng được. Vì thế, việc thi hành các bản án về cấp dưỡng nuôi con trên thực tế nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Do đó, khi giải quyết vấn đề này Tồ án cần phải cân nhắc thận trọng để đưa ra quyết định đúng đắn đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho con, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc ly hơn tới sự phát triển bình thường của đứa trẻ.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con, việc thay đổi người trực tiếp ni con cũng cần được Tịa án xem xét, giải quyết một cách hợp tình, hợp lý để khơng ảnh hưởng tới tâm lý của đứa trẻ sau này. Một ví dụ thực tiễn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các vụ việc liên quan tới vấn đề này như sau:

Bà Nguyễn Thị Hương và ơng Trần Đức Linh được Tịa án nhân dân quận TĐ cho ly hôn theo Quyết định công nhận thuận tình ly hơn và thỏa thuận của các đương sự số 280/2014/QĐST-HNGĐ ngày 21/8/2014. Theo trình bày của bà Hương: Theo quyết định cho ly hôn, ông Linh được giao quyền trực tiếp chăm sóc và ni dưỡng hai con chung là Trần Thanh Duyên, sinh ngày 28/01/2009 và Trần Thanh Thy Diệu, sinh ngày 10/11/2012, bà Hương không cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, kể từ khi ly hôn, ông Linh và gia đình nhiều lần ngăn cản bà Hương thăm con, thậm chí còn đánh đập, lăng mạ, sỉ nhục bà. Đối với con Trần Thanh Duyên, bà Hương phát hiện ông Linh

ba lần để con ở nhà một mình, khơng cho ăn đúng bữa, để đầu tóc con bù xù, mặt mày lem luốc. Đối với con Trần Thanh Thy Diệu, ông Linh không trực tiếp nuôi dưỡng mà giao cho chị ruột của ông ở chung cư Park Spring – Quận 2, Tp. HCM chăm sóc. Theo bà, ơng Linh phải đi làm, không có thời gian chăm sóc con nên hay để bé Duyên ở nhà một mình, cho chơi điện tử, khơng tiếp xúc với bên ngoài dễ dẫn đến khả năng mắc bệnh tự kỷ và cũng không đảm bảo an tồn cho trẻ. Đối với bé Diệu thì cịn q nhỏ, cần bàn tay chăm sóc gần gũi của người mẹ. Mặt khác, khi ly hơn, vì chưa có điều kiện kinh tế nên bà đồng ý để ông Linh ni dưỡng con chung. Nay bà đã có việc làm ổn định, đồng thời ông Linh đã cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con chung của bà và làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con nên bà khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bà yêu cầu được trực tiếp nuôi hai con chung Trần Thanh Duyên và Trần Thanh Thy Diệu.

Ông Trần Đức Linh lại cho rằng: Ông và bà Nguyễn Thị Hương thuận tình ly hơn theo quyết định số 280/2014/QĐST-HNGĐ ngày 21/8/2014. Theo quyết định này ông được trực tiếp nuôi hai con chung, bà Hương không cấp dưỡng ni con. Từ đó đến nay, ơng chấp hành đúng quyết định, nuôi dưỡng con chung tốt và luôn tạo điều kiện cho bà Hương thăm nom, chăm sóc. Bản thân ơng có đầy đủ các điều kiện để ni dạy con chung tốt hơn bà Hương và hiện tại hai con đang phát triển bình thường. Vì vậy, ơng khơng đồng ý giao hai con Trần Thanh Duyên và Trần Thanh Thy Diệu cho bà Hương trực tiếp nuôi dưỡng, đề nghị tòa giữ nguyên quyền nuôi con theo quyết định 280/2014/QĐST-HNGĐ ngày 21/8/2014.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân quận TĐ, Thành phố Hồ CHí Minh xét thấy: Trong quá trình chung sống ơng Linh và bà Hương có hai con chung. Hiện tại, bà Hương và

Tuy nhiên, bé Thy Diệu hiện nay còn rất nhỏ (chưa đủ ba tuổi) cần phải nhận được sự quan tâm chăm sóc từ người mẹ. Ông Linh cũng thừa nhận vì bé Diệu cịn q nhỏ nên ơng khơng thể tự chăm sóc bé mà phải nhờ chị ruột ở Quận 2 chăm sóc từ sáng đến tối ơng mới đón bé về nhà. Hơn nữa, nếu giao cả hai con cho một người nuôi dưỡng sẽ khiến cho mỗi người phải đảm đương trách nhiệm rất nặng nề về tinh thần cũng như vật chất. Trong khi đó nếu chia sẻ trách nhiệm này cho cho mỗi người một phần thì cả hai bên sẽ có điều kiện ni dưỡng chăm sóc con tốt nhất. Do vậy, Tịa án nhân dân quận TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đối với con chung Trần Thanh Thy Diệu, sinh ngày 10/11/2012. Giao con Trần Thanh Thy Diệu cho bà Nguyễn Thị Hương trực tiếp nuôi dưỡng. Tiếp tục giao con Trần Thanh Duyên, sinh ngày 28/01/2009 cho ông Trần Đức Linh trực tiếp nuôi dưỡng.

Qua vụ việc trên có thể thấy, Tịa án nhân dân quận TĐ đã giải quyết vụ án phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.Việc quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con đối với bé Thy Diệu cho mẹ là bà Hương là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, đối với những đứa trẻ tuổi cịn nhỏ, thì việc mẹ chăm sóc, ni dưỡng sẽ giúp trẻ có thể phát triển tồn diện và nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc tốt hơn cả. Cịn đối với những trẻ tuối lớn hơn thì có thể xem xét tới hồn cảnh kinh tế cũng như khả năng chăm sóc, giáo dục cho trẻ để quyết định giao con cho ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng. Để đảm bảo được điều này, khi xét xử, Tòa án cần phải điều tra, xem xét và giải quyết một cách phù hợp, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho con khi cha mẹ ly hôn.

3.2. Những vƣớng mắc bất cập của quy định pháp luật về giải

quyết hệ quả pháp lý của ly hôn đối với vợ chồng

Việc giải quyết hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng trong thực tế hiện nay còn nhiều bất cập khiến cho Tòa án các cấp gặp nhiều khó khăn trong

việc giải quyết các vụ án ly hôn. Những vướng mắc liên quan tới các quy định về hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng như:

- Về vấn đề giải quyết mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng khi ly hôn: Trong trường hợp khi bản án hoặc quyết định cho ly hơn của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đã, đang chung sống như vợ, chồng với người khác thì việc giải quyết như thế nào cho hợp lý, đặc biệt là cả hai vợ chồng đang sống ly thân với nhau từ trước.

- Việc giải quyết hệ quả về tài sản của vợ chồng khi ly hơn cũng gặp nhiều khó khăn, do các quy định của pháp luật hiện còn chưa được cụ thể như:

+ Việc xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng còn nhiều bất cập. Theo quy định tại khoản 3, điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng

đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”. Quy định này trao cho thẩm phán quyền được suy luận trong quá

trình xét xử các vụ án ly hôn để phân định tài sản chung, riêng của vợ, chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng khơng có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của mình thì đương nhiên là tài sản chung. Thực tế thì ngun tắc này chỉ có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp của vợ chồng về nguồn gốc tài sản. Bất cập của quy định này là thẩm phán có quyền dùng phương pháp suy luận loại trừ dựa trên cơ sở chứng cứ mà vợ, chồng có hoặc khơng có trước tịa; mà đã là suy luận thì khơng thể khẳng định chắc chắn là có sự chính xác tuyệt đối. Do đó, quy định này khơng những gây khó khăn cho vợ hoặc chồng trong việc chứng minh tài sản riêng trước tòa trong vụ án ly hơn mà cịn cho người thứ ba có liên quan trong các giao dịch về tài sản. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 chỉ căn cứ vào chứng cứ để xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng mà chưa căn cứ vào ý chí thể hiện của các bên. Do đó, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn, tịa án các cấp cịn gặp nhiều

khó khăn. Một bất cập nữa trong luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 là luật khơng quy định tịa án phải có trách nhiệm xác minh trong trường hợp lời khai của các đương sự khác nhau về nguồn tiền để tạo lập tài sản trong các vụ án ly hôn trong việc xác định tài sản chung, riêng. Ví dụ, vụ ly hôn của vợ chồng ông ĐTN và tranh chấp một lô đất đang đứng tên ông N. Người vợ khai chồng mua đất lúc nào bà không biết, chỉ khi trong nhà thiếu đi một khoản tiền, bà mới hay là chồng đã lấy đi mua đất. Do đó mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng. Ngược lại, ông N. khai nguồn tiền mua đất là của mẹ ơng. Mẹ ơng N. thì khai năm 2003, bà đưa 90 triệu đồng nhờ con trai mua giùm lô đất trên. Tại cấp sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP. Tam Kỳ không công nhận lô đất là tài sản chung của vợ chồng ông N. Cấp phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã sửa án sơ thẩm, công nhận lô đất này là tài sản chung. Trong vụ án ly hôn này, theo chánh án TAND Tối cao, lời khai của các đương sự rất khác nhau về nguồn tiền mua đất nhưng không bên nào xuất trình được đầy đủ chứng cứ chứng minh. Lẽ ra, các cấp tòa cần phải thu thập thêm chứng cứ để làm rõ thời điểm mua đất, mua của ai, quá trình sử dụng, đăng ký, kê khai. Về nguồn tiền mua, các cấp tòa cũng cần phải xác minh công việc, nguồn thu nhập của các bên cũng như độ chính xác trong lời khai của mẹ ông N. Do không chịu thu thập chứng cứ để làm rõ, mỗi cấp tịa có một quyết định khác nhau nhưng đều chưa đủ căn cứ và thiếu tính thuyết phục. Trong khi đó, Luật HN&GĐ khơng có quy định nào bắt buộc tịa án phải có nghĩa vụ tiến hành xác minh trong trường hợp phân chia tài sản chung, riêng nếu xét thấy chứng cứ của các bên khơng có cơ sở hoặc khơng có chứng cứ để chứng minh. Do đó, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hơn, tịa án chỉ căn cứ thực hiện đúng theo khoản 3 điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014.

+ Việc quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng theo Điều 33 Luật HN&GĐ đòi hỏi phải xác định số hoa

lợi, lợi tức đó là tài sản chung vợ chồng để chia khi ly hôn.Tuy nhiên, để xác định được giá trị tài sản chung này không dễ dàng bởi lẽ, có sự trộn lẫn giữa tài sản riêng (gốc) với khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh như trường hợp cho vay lấy lãi nhưng không lấy lãi hàng tháng mà cộng dồn vào. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết chia tài sản chung là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.

+ Vấn đề nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng vẫn chưa được quy định rõ ràng, gây khó khăn cho Tịa án trong việc xác định ranh giới giữa việc nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung để chia tài sản vợ chồng khi ly hôn. Việc quản lý tài sản chung khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn chưa được quy định một cách cụ thể và chặt chẽ, điều này gây ra tình trạng vợ hoặc chồng có hành vi tẩu tán tài sản, giấu giếm tài sản chung, mưu cầu lợi ích cá nhân không chính đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của phía bên kia và các con. Đồng thời, luật cũng chưa dự liệu cụ thể đối với các giao dịch do vợ, chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng trong thời gian vợ, chồng có u cầu ly hơn, trường hợp nào vợ, chồng được thực hiện hoặc không được thực hiện những giao dịch. Vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 chuyên ngành luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)