Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 33 - 35)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.4.1.3 Đặc điểm khí hậu

Thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Trong năm, có mợt mùa mưa và một mùa khô, nền nhiệt tương đối cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa.

• Nhiệt đợ

 Nhiệt đợ trung bình nhiều năm (giai đoạn 2005 – 2009) là 27,50C.

 Chênh lệch giữa nhiệt đợ trung bình tháng nóng nhất (tháng 5) và tháng lạnh nhất (tháng 1) là 9,50C.

 Thời kỳ lạnh nhất là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 có nhiệt độ vào khoảng 25,40C – 27,30C.

 Tháng có nhiệt đợ trung bình 5 năm thấp nhất là tháng 1, nhiệt đợ trung bình tháng này là 260C.

 Thời kỳ nóng nhất là các tháng 5, tháng 6.

 Tháng có nhiệt đợ trung bình 5 năm cao nhất là tháng 5, nhiệt đợ trung bình là 28,50C.

24

Đợ ẩm khơng khí thay đổi theo mùa và phân chia thành hai mùa khô - ẩm khá rõ rệt. Với mùa nắng có đợ ẩm bình qn tháng dao đợng trong khoảng 77% - 79,5% và mùa mưa có đợ ẩm bình qn tháng dao đợng trong khoảng 79,75% - 84,25%.

- Thời kỳ khơ trùng với mùa ít mưa, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đợ ẩm trung bình giảm xuống khoảng 78%, tháng khô nhất thường là tháng 4 và tháng 12. - Thời kỳ ẩm trùng với mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, đợ ẩm trung bình thường

vượt 83%. Tháng ẩm nhất thường là tháng 6 và tháng 7.

• Mưa

Mưa ở khu vực tỉnh An Giang nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam từ vịnh Beigan mang nhiều hơi nước thổi vào.

Do mặt đất bị đốt nóng mà tạo các dịng đối lưu, buổi chiều mỗi trận mưa thường chỉ đạt từ 15 - 20mm diện hẹp. Tuy nhiên vẫn có nhiều trận mưa giơng đạt trên 100mm. Một nguyên nhân nữa là do dải hội tụ nhiệt đới di chuyển trên đồng bằng Nam Bộ và gây ra mưa lớn và dài ngày.

Lượng mưa trung bình nhiều năm ở An Giang vào khoảng 1200 - 1600mm, nơi nhiều mưa nhất chủ yếu xảy ra ở vùng có địa hình là đồi núi. Hằng năm có khoảng 140 - 180 ngày mưa.

Chế đợ mưa bị phân hố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa hàng năm tập trung hầu hết vào mùa mưa chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm.

Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kơng dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt đợng sản x́t và đời sống.

• Nắng

An Giang có số giờ nắng mỗi tháng dao đợng từ 106,1 – 291,1 giờ, trung bình từ 4 - 10 giờ nắng/ngày.

25

Thời kỳ ít nắng thường nhằm vào các tháng 6 đến tháng 10, số giờ nắng mỗi tháng dao đợng từ 106,1 – 195,1 giờ, trung bình mỗi ngày từ 4 - 7 giờ nắng/ngày.

Thời kỳ nhiều nắng là các tháng 1 đến tháng 5, số giờ nắng mỗi tháng từ 170,1 giờ trở lên, mỗi ngày có từ 6 - 10 giờ nắng/ngày.

• Gió

Chế đợ gió ở An Giang khá thuần nhất với 2 chế đợ gió mùa rõ rệt. Từ tháng 5 đến tháng 10 là gió mùa Tây Nam mang hơi nư ớc về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là gió mùa Đơng Bắc có đặc điểm lạnh và khơ; tốc đợ gió trung bình qua các năm khoảng 3m/giây.

Địa bàn An Giang ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xốy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng khơng lớn.

Tóm lại, với nền nhiệt cao khá đều trong năm, giàu nắng và ít bão, điều kiện khí hậu ở An Giang rất thuận lợi cho phát triển sản x́t nơng nghiệp, có thể thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)