Đặc điểm thuỷ văn

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 35)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.4.1.4 Đặc điểm thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của thành phố phụ thuộc chủ yếu vào chế đợ dịng chảy sơng Hậu cùng các yếu tố khác như: chế đợ gió, chế đợ mưa, đặc điểm địa hình, địa mạo và hình thái kênh, rạch,...Đợ chênh lệch mức đỉnh triều bình quân từ 1,1m - 1,4m vào các tháng mùa khô và từ 1,7m - 2,3m vào các tháng mùa mưa.

Sông Hậu chảy qua Châu Đốc với lưu lượng trung bình năm khoảng 15.000 m3/giây, vào mùa mưa khoảng trên 25.000m3/giây và mùa khô khoảng 5.000 m3/giây. Với hệ thống sông Hậu chảy qua thành phố cùng với hệ thống kênh Vĩnh Tế, kênh Đào,... với hệ thống kênh, rạch hiện tại đủ sức chuyển tải nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ. Nhìn chung, mực nước trung bình cao nhất qua các năm từ năm 2000 - 2009, dao động trong khoảng từ 16,8 - 21,1cm.

26

Hàng năm vào mùa nước nổi, thành phố thường bị thiệt hại nhiều hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh do nằm ở đầu nguồn, chịu áp lực từ dòng chảy thượng nguồn đổ về (cao đợ bình quân từ 0,9m - 1,3m), việc canh tác vụ 3 thường gặp nhiều khó khăn

1.4.2 Hiện trạng phát triển Kinh tế - Xã hội [31, 32]

1.4.2.1 Dân cư và lao động

Theo số liệu thống kê đầu năm 2017, diện tích tự nhiên của toàn thành phố 10.523,11ha chiếm 2,98% diện tích của tỉnh. Dân số toàn thành phố có 115.751 người, mật đợ dân số bình qn đạt 1.099 người/km2. Thành phố Châu Đốc có tổng cợng 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường và 2 xã. Cụ thể gồm: phường Núi Sam, phường Vĩnh Mỹ, phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, phường Vĩnh Ngươn và 2 xã là xã Vĩnh Tế và Vĩnh Châu.

Trên địa bàn thành phố hiện có 4 dân tợc anh em cùng chung sống, đó là: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Trong đó người Kinh chiếm đa số, người Hoa chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Châu Phú A, Châu Phú B. Người Chăm tập trung nhiều ở khu vực cặp sông Hậu. Người Khmer sống rải rác ở Phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế, Vĩnh Châu.

Số lao đợng có việc làm trong năm 2016 là 51.806 người, chiếm 70,30% tổng số người trong đợ tuổi lao đợng có khả năng lao đợng. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao đợng cịn đang đi học chiếm tỷ lệ khá cao 26,12%. Đây là đội ngũ sẽ bổ sung cho nguồn lực lao động trong tương lai gần.

1.4.2.2 Phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 5 năm (2011-2015) đạt 9,16%, tốc độ của khu vực 3 là 9,39% nhưng tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm đạt 11,63%. Điều này cho thấy hiệu quả của việc phát triển dịch vụ, thương mại có giá trị gia tăng cao, chiếm 59,15% so với giá trị sản xuất.

Trong thời kỳ từ năm 2011-2015, cơ cấu của khu vực 1 và khu vực 3 có sự chuyển dịch rõ nét. Năm 2010, cơ cấu của khu vực 1 chiếm 11,55% đến năm 2015 chỉ còn

27

8,19%, khu vực 3 chiếm ưu thế về thị phần cơ cấu, năm 2015 chiếm 71,98% và năm 2010 là 68,79%. Mức độ chuyển dịch của khu vực 2 khơng đáng kể mặc dù có tăng nhưng tỷ lệ nhỏ.

Ước tính trong năm 2017, cơ cấu kinh tế 3 khu vực của thành phố như sau: khu vực thương mại - dịch vụ và du lịch đạt tỷ trọng 73,20%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt tỷ trọng 21,10% và khu vực nông, lâm, thủy sản đạt tỷ trọng 5,70%.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở tuy phát triển không nhiều nhưng đều quan tâm đến việc đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như số lượng. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục vay vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị qua chương trình khuyến cơng được thực hiện tốt, cùng với chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của chính phủ từng bước phát huy hiệu quả nên cơ sở, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đã phát vay 17,155/16 tỷ đồng cho 26 cơ sở, vượt 7,22% kế hoạch; có 50/38 cơ sở cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành lập mới với tổng số vốn 2.845/3 tỷ đồng, đạt 94,83% so kế hoạch, giải quyết việc làm cho 174/180 lao động. Các cơng trình trọng điểm trên địa bàn thành phố tiếp tục triển khai thi công. Thương mại – Dịch vụ: Lĩnh vực thương mại - dịch vụ thành phố Châu Đốc đã phát triển trở thành khu vực kinh tế chủ lực trong cơ cấu kinh tế của Châu Đốc, góp phần xây dựng Châu Đốc trở thành cửa ngõ giao thương không chỉ của tỉnh An Giang mà cả Vùng Đồng bằng sông Cửu long. Doanh thu thông qua chợ đạt 2.895,48 tỷ đồng, tăng 9,12% so với cùng kỳ (2.653,37 tỷ đồng), đạt 52,5% so với kế hoạch (5.511 tỷ đồng).

Sản xuất Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thuỷ sản: So với hai khu vực kinh tế dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, giá trị sản xuất của khu vực nông – lâm – thủy sản (khu vực I) của thành phố Châu Đốc quy mô nhỏ. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của thành phố đạt 10.230,91 tỷ đồng, trong đó khu vực I đạt 1.109,1 tỷ đồng, tương đương khoảng 1/10 giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế

28

của khu vực I tính đến năm 2015 chiếm khoảng 8,15%, chuyển dịch chậm hơn so với mức 6,59% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X và quy hoạch cũ đã đề ra.

1.4.2.3 Giáo dục, y tế, văn hoá

Giáo dục: Hiện nay, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 22/34 trường; dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ công nhận thêm 03 trường (mẫu giáo Vĩnh Nguơn, tiểu học B Vĩnh Nguơn, tiểu học A Vĩnh Mỹ), qua đó nâng tổng số trường đạt chuẩn là 25/35 trường (tăng 01 trường phổ thông dân tộc nợi trú trung học phổ thơng An Giang). Có thêm 06/34 trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục, nâng tổng số lên 07/34 đơn vị, đạt tỷ lệ 20,59%. Tình hình huy đợng học sinh ra lớp: Mẫu giáo 5 tuổi đạt 102,84%, tiểu học đạt 99,43%, trung học cơ sở đạt 95,11%, trung học phổ thông đạt 98,29%. Tiếp tục giữ vững thành quả phổ cập giáo dục ở các cấp học (7/7 phường, xã). Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các ngành học đến thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 là 77/20.013 học sinh, chiếm tỷ lệ 0,38%.

Y tế: Công tác theo dõi và giám sát dịch bệnh được quan tâm đẩy mạnh, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, truyền thông đại chúng, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, phun thuốc chống dịch, giám sát tình hình dịch bệnh,… được các ngành thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp; xảy ra 66 ca sốt xuất huyết, tăng 38 ca so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng 41 ca, tăng 20 ca so với cùng kỳ, tuy thời gian qua đã được tăng cường xử lý.

Văn hố – Xã hợi: Cơng tác kiểm tra hoạt đợng văn hóa, dịch vụ văn hóa được các ngành phối hợp thực hiện thường xuyên và kịp thời chấn chỉnh các trường hợp vi phạm. Các hoạt đợng truyền thanh, truyền hình ln thực hiện tốt, các bản tin, bài, phóng sự khơng ngừng nâng cao chất lượng, mở nhiều chuyên mục, cải tiến chương trình với nhiều nợi dung và hình thức đa dạng và phong phú, phản ánh kịp thời những sự kiện và nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ tốt nhu cầu thơng tin của người dân.

29

1.4.3 Tình hình lũ lụt

Thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lũ trên sông Mê Kông tràn từ biên giới vào vùng ĐBSCL qua sông Tiền và sông Hậu. Lũ sơng Mê Kong được hình thành từ tháng 5 khi gió mùa Tây Nam bắt đầu thổi mạnh, mùa mưa bắt đầu trên lưu vực thì các vùng thượng lưu và trung lưu nước sông cũng bắt đầu lên. Đỉnh lũ lớn nhất trên sông Mê Kong xuất hiện tại Pakse (cách biển 869km) vào tháng 8 – 9, tại Kratie (cách biển 545km) vào tháng 9, tại Tân Châu (cách biển 220km), Châu Đốc (cách biển 200km) vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kênh và các mương rạch vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2m và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5m (Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mê Kông dùng để định nghĩa mỗi khi ĐBSCL bị lụt). Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.

Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lên xuống với cường suất nhỏ, khoảng 5- 7cm/ngày và kéo dài trong suốt mùa lũ. Mức độ biến đợng lũ giữa các năm khơng lớn, ngun nhân chính là do sự điều tiết tự nhiên của Biển Hồ ở Campuchia. Vì thế mà dạng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là tương đối ổn định và được điều hịa mợt cách tự nhiên, khơng có hiện tượng cường śt lũ dâng cao nhanh như lũ ở miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên, do địa hình đồng bằng sơng Cửu Long tương đối bằng phẳng nên chỉ cần đỉnh lũ tăng thêm vài chục cm là mức độ ngập lũ tăng một cách đáng kể. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, việc xác định lũ lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào cường độ lũ, lưu lượng, tổng lượng mà yếu tố quan trọng là dựa vào mực nước. Theo phân cấp của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mực nước trên sơng Tiền tại Tân Châu thấp hơn 3,83 m là lũ nhỏ, từ 3,83 m đến 4,83 m là lũ trung bình và trên 4,83 m là lũ lớn.

30

Về chế đợ dịng chảy trong mùa lũ, lưu lượng trung bình tháng lớn nhất trong nhiều năm qua tại Tân Châu là 18.640 m3/s (tháng 9) và tại Châu Đốc là 5.890 m3/s (tháng 10). Tổng lưu lượng trung bình nhiều năm tháng lớn nhất qua Tân Châu và Châu Đốc khoảng 24.530 m3/s. Dịng chảy trung bình mùa lũ vào ĐBSCL tại Tân Châu và Châu Đốc có xu hướng giảm, trung bình mỗi năm giảm khoảng 30 m3/s.

Hằng năm. ĐBSCL có khoảng 1,4 triệu ha bị ngập lụt vào năm lũ nhỏ và 1,9 triệu ha vào năm lũ lớn, thời gian ngập lụt từ 3 – 6 tháng, muộn hơn so với thượng lưu khoảng 1 tháng. Lũ ĐBSCL mỗi ngày lên (cường suất) trung bình 5-7cm/ ngày, lúc cao nhất có thể đạt 20- 30cm/ngày.

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam trước đây cho thấy Vùng ngập lũ ở ĐBSCL gồm có 521 xã, 12 phường và 16 thị trấn. Trong đó được chia ra như sau:

 Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An có 73 xã, 1 phường và 3 thị trấn thuộc 10 huyện và 1 thị xã của 3 tỉnh đã bị ngập lũ với chế độ ngập sâu trên 3 m.

 Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và Cần Thơ có 122 xã vùng ngập vừa thuộc 17 huyện trong khu vực ĐBSCL.

 Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ có 326 xã, 13 thị trấn và 11 phường tḥc 39 huyện trong 7 tỉnh khu vực ĐBSCL với chế độ ngập nông.

Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại vùng ĐBSCL. Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng IX đến tháng XI năm 2000 được gọi cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1.000 người thiệt mạng và tổn thất về tài sản và mùa màng được ước lượng đến 500 triệu USD. Trận lũ năm 2011 làm cho khu vực ĐBSCL thiệt mạng 24 người, trong đó có 21 trẻ em (dưới 16 tuổi). Cụ thể An Giang có 4 người chết (trong đó có 2 trẻ em); Kiên Giang 5 người chết (trong đó có 4 trẻ em). Về mặt tài sản có gần 60.000 ngơi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, tốc mái, ngập trong nươc. 645 điểm trường bị ảnh hưởng với 75 phòng học ngập nước. Diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại (ngập úng) là khoảng 27.000 ha, trong đó có khoảng 10.000 ha là thiệt hại

31

100%. Diện tích cây cơng nghiệp và diện tích cây ăn quả cũng bị ngập gần 12.000ha, trong đó có hơn 1.000 ha bị mất trắng.

Theo cục phịng chống thiên tai, Bợ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, trước đây, bình qn cứ 2 năm, ĐBSCL có 1 năm lũ lớn vượt báo đợng 3. Thậm chí có những năm lũ lớn liên tiếp, kéo dài 4-5 tháng. Cụ thể, ba năm liên tiếp từ 2000-2002 có lũ lớn, trong đó năm 2000 là lũ lịch sử. Tại Tân Châu, đỉnh lũ năm 2000 là 5,06m. Thế nhưng 7 năm liên tiếp, từ 2003-2009, ĐBSCL chỉ có lũ dưới trung bình, trong đó mực nước lũ tại Tân Châu năm 2008 chỉ đạt 3,65m. Từ đó đến nay, lũ về ngày càng ít, đến năm 2015 mực nước chỉ đạt 2,17m.

Ngoài nguyên nhân do các trận mưa bão ở miền thượng lưu, có 03 ngun nhân chính thường được nhắc đến như: a). Nạn phá rừng ở vùng thượng lưu; b). Mở rộng hoặc đào mới hệ thống các kinh thủy nông, đường giao thông, đê ngăn mặn, đê bao ngăn lũ; c) Hiện trạng xây đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Quốc đã gây tác động lớn đến lưu lượng nước lũ cũng như tốc độ của dịng chảy sơng Cửu Long.

32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khung tiến trình thực hiện đề tài

Để hoàn thành mục tiêu đánh giá định lượng mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt, các bước cụ thể đã được triển khai cùng với các phương pháp nghiên cứu áp dụng theo tiến trình như sau:

Hình 2.1 Khung tiến trình thực hiện đề tài

Khảo sát, điều tra, phỏng vấn theo các mẫu bảng hỏi tại TP Châu Đốc

Tính tốn chỉ số FVI cho TP Châu Đốc, tỉnh An Giang

Xâydựng các bản đồ chuyên đề về tổn thương do lũ lụt

Đề xuất giải pháp quản lý thiên tai lũ lụt

Thu thập các dữ liệu liên quan

Thiết lập bợ tiêu chí đánh giá mức độ dễ bị tổn thương cho An Giang

Phân tích, lựa chọn phương pháp tính tốn chỉ số FVI phù hợp PP chuyên gia PP chuyên gia PP thu thập số liệu PP kế thừa PP phân tích, thống kê số liệu PP điều tra, phỏng vấn PP SAW; PP phân tích cấp bậc AHP Sử dụng phần mềm MapInfo PP tham khảo tài liệu PP chuyên gia

33

Xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt gồm các bước: 1- Lựa chọn vùng nghiên cứu; 2- Thiết lập các tiêu chí; 3- Chuẩn hóa các biến số; 4- Xác định trọng số; 5- Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thương; 6- Xây dựng bản đồ mức độ tổn thương do lũ lụt; 7- Phân tích, đánh giá mức đợ tổn thương lũ lụt. Sơ đồ thực hiện các bước được thể hiện trong hình 2.2.

Hình 2.2 Quy trình thực hiện đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt

2.2 Phương pháp tính tốn chỉ số WSI

2.2.1 Thiết lập bộ tiêu chí tính tốn chỉ số FVI cho tỉnh An Giang

2.2.1.1 Bộ tiêu chí tham chiếu

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước về bợ tiêu chí đánh giá mức đợ dễ bị tổn thương do lũ lụt như đã trình bày trong Chương 1. Trong đó, mỗi bợ tiêu chí phản ảnh các mục tiêu và đối tượng bị ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự đã xây dựng được 1 bợ tiêu chí hồn chỉnh đánh giá mức độ tổn thương do lũ lụt tới KT-XH khơng chỉ xem xét đầy đủ ba khía cạnh chính là kinh tế, xã hợi và mơi trường mà cịn tính đến yếu tố khả năng ứng phó với lũ của người dân bản địa (kinh nghiệm ứng phó lũ). Do đó, học

34

viên lựa chọn bợ tiêu chí của các tác giả này làm cơ sở hình thành bợ tiêu chí phí hợp

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)