Tình hình lũ lụt

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 39 - 42)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.4.3 Tình hình lũ lụt

Thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lũ trên sông Mê Kông tràn từ biên giới vào vùng ĐBSCL qua sông Tiền và sông Hậu. Lũ sông Mê Kong được hình thành từ tháng 5 khi gió mùa Tây Nam bắt đầu thổi mạnh, mùa mưa bắt đầu trên lưu vực thì các vùng thượng lưu và trung lưu nước sông cũng bắt đầu lên. Đỉnh lũ lớn nhất trên sông Mê Kong xuất hiện tại Pakse (cách biển 869km) vào tháng 8 – 9, tại Kratie (cách biển 545km) vào tháng 9, tại Tân Châu (cách biển 220km), Châu Đốc (cách biển 200km) vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kênh và các mương rạch vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2m và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5m (Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mê Kông dùng để định nghĩa mỗi khi ĐBSCL bị lụt). Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.

Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lên xuống với cường suất nhỏ, khoảng 5- 7cm/ngày và kéo dài trong suốt mùa lũ. Mức độ biến động lũ giữa các năm khơng lớn, ngun nhân chính là do sự điều tiết tự nhiên của Biển Hồ ở Campuchia. Vì thế mà dạng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là tương đối ổn định và được điều hịa mợt cách tự nhiên, khơng có hiện tượng cường śt lũ dâng cao nhanh như lũ ở miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên, do địa hình đồng bằng sơng Cửu Long tương đối bằng phẳng nên chỉ cần đỉnh lũ tăng thêm vài chục cm là mức độ ngập lũ tăng một cách đáng kể. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, việc xác định lũ lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào cường độ lũ, lưu lượng, tổng lượng mà yếu tố quan trọng là dựa vào mực nước. Theo phân cấp của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu thấp hơn 3,83 m là lũ nhỏ, từ 3,83 m đến 4,83 m là lũ trung bình và trên 4,83 m là lũ lớn.

30

Về chế đợ dịng chảy trong mùa lũ, lưu lượng trung bình tháng lớn nhất trong nhiều năm qua tại Tân Châu là 18.640 m3/s (tháng 9) và tại Châu Đốc là 5.890 m3/s (tháng 10). Tổng lưu lượng trung bình nhiều năm tháng lớn nhất qua Tân Châu và Châu Đốc khoảng 24.530 m3/s. Dịng chảy trung bình mùa lũ vào ĐBSCL tại Tân Châu và Châu Đốc có xu hướng giảm, trung bình mỗi năm giảm khoảng 30 m3/s.

Hằng năm. ĐBSCL có khoảng 1,4 triệu ha bị ngập lụt vào năm lũ nhỏ và 1,9 triệu ha vào năm lũ lớn, thời gian ngập lụt từ 3 – 6 tháng, muộn hơn so với thượng lưu khoảng 1 tháng. Lũ ĐBSCL mỗi ngày lên (cường suất) trung bình 5-7cm/ ngày, lúc cao nhất có thể đạt 20- 30cm/ngày.

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam trước đây cho thấy Vùng ngập lũ ở ĐBSCL gồm có 521 xã, 12 phường và 16 thị trấn. Trong đó được chia ra như sau:

 Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An có 73 xã, 1 phường và 3 thị trấn thuộc 10 huyện và 1 thị xã của 3 tỉnh đã bị ngập lũ với chế độ ngập sâu trên 3 m.

 Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và Cần Thơ có 122 xã vùng ngập vừa tḥc 17 huyện trong khu vực ĐBSCL.

 Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ có 326 xã, 13 thị trấn và 11 phường tḥc 39 huyện trong 7 tỉnh khu vực ĐBSCL với chế độ ngập nông.

Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại vùng ĐBSCL. Đặc biệt là cơn lũ lụt từ tháng IX đến tháng XI năm 2000 được gọi cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã làm gần 1.000 người thiệt mạng và tổn thất về tài sản và mùa màng được ước lượng đến 500 triệu USD. Trận lũ năm 2011 làm cho khu vực ĐBSCL thiệt mạng 24 người, trong đó có 21 trẻ em (dưới 16 tuổi). Cụ thể An Giang có 4 người chết (trong đó có 2 trẻ em); Kiên Giang 5 người chết (trong đó có 4 trẻ em). Về mặt tài sản có gần 60.000 ngơi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, tốc mái, ngập trong nươc. 645 điểm trường bị ảnh hưởng với 75 phịng học ngập nước. Diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại (ngập úng) là khoảng 27.000 ha, trong đó có khoảng 10.000 ha là thiệt hại

31

100%. Diện tích cây cơng nghiệp và diện tích cây ăn quả cũng bị ngập gần 12.000ha, trong đó có hơn 1.000 ha bị mất trắng.

Theo cục phịng chống thiên tai, Bợ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, trước đây, bình qn cứ 2 năm, ĐBSCL có 1 năm lũ lớn vượt báo đợng 3. Thậm chí có những năm lũ lớn liên tiếp, kéo dài 4-5 tháng. Cụ thể, ba năm liên tiếp từ 2000-2002 có lũ lớn, trong đó năm 2000 là lũ lịch sử. Tại Tân Châu, đỉnh lũ năm 2000 là 5,06m. Thế nhưng 7 năm liên tiếp, từ 2003-2009, ĐBSCL chỉ có lũ dưới trung bình, trong đó mực nước lũ tại Tân Châu năm 2008 chỉ đạt 3,65m. Từ đó đến nay, lũ về ngày càng ít, đến năm 2015 mực nước chỉ đạt 2,17m.

Ngoài nguyên nhân do các trận mưa bão ở miền thượng lưu, có 03 ngun nhân chính thường được nhắc đến như: a). Nạn phá rừng ở vùng thượng lưu; b). Mở rộng hoặc đào mới hệ thống các kinh thủy nông, đường giao thông, đê ngăn mặn, đê bao ngăn lũ; c) Hiện trạng xây đập thủy điện ở thượng nguồn Trung Quốc đã gây tác động lớn đến lưu lượng nước lũ cũng như tốc độ của dịng chảy sơng Cửu Long.

32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)