Tổng quan nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 27 - 30)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Hiểm họa do thiên tai cả về người và của diễn ra thường xuyên và rộng khắp cả nước do Việt Nam là mợt trong những nước có vị trí địa lý dễ bị “tổn thương”. Hơn thế nữa trong điều kiện trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hoạt đợng khai thác cơng trình chưa khoa học của chúng ta... thì những tác đợng xấu của thiên tai đối với kinh tế - xã hội là ngày càng nghiêm trọng. Trong những tác hại của hiểm họa đó thì lũ lụt là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất và gây ra những thiệt hại to lớn nhất. Theo báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu 2011 do tổ chức Germanwatch cơng bố thì Việt Nam là nước đứng thứ năm chịu ảnh hưởng lớn nhất của các biến cố cực trị liên quan đến khí hậu trong hai thập kỷ trở lại đây. Trung bình hàng năm (1990 đến 2009) thiên tai cướp đi mạng sống của 457 người, thiệt hại ước tính trên 1,8 tỷ USD.

Về đánh giá tổn thương, theo xu hướng của thế giới, từ đầu những năm 2000 ở Việt Nam cũng đã có những nhà nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với các ngành khoa học khác nhau. Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2002, 2005)[19,20] đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về mơi trường, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cũng theo hướng nghiên cứu này, Thái Thành Lượm và nnk (2008)[21] đã đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên Giang). Nguyễn Kim Lợi (2012)[22] đã nghiên cứu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở Việt Nam. Các tác giả đã sử dụng phương pháp, quy trình và tiêu chí tổn

18

thương xã hợi của Cutter, tổn thương địa chất của NOAA, tổn thương môi trường của SOPAC, tổn thương đới ven bờ của Sở Địa chất Hoa Kỳ. Mức độ tổn thương được đánh giá theo các tham số: Hiểm họa, Diện lộ và khả năng chịu đựng của hệ thống mà chưa đánh giá khả năng tự phục hồi cũng như mới chỉ đánh giá tính dễ tổn thương tự nhiên – xã hội mà chưa xét đến khía cạnh kinh tế.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Mai Đăng (2010) [23], tính dễ bị tổn thương là mợt trong hai yếu tố xác định mức độ rủi ro lũ lụt. Khái niệm rủi ro lũ tổng hợp dựa vào việc đánh giá các tham số hiểm họa cũng như phân tích nhân tổ tổn thương có thể là yếu tố thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp, hữu hình hoặc vơ hình ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong đó có cả khía cạnh mơi trường. Hai thành phần chính của tính tốn rủi ro tổng hợp lũ là: hiểm họa lũ và tổn thương, ở đây được xem xét độc lập trước khi kết hợp thành chỉ số rủi ro lũ tổng hợp. Nghiên cứu sử dụng công thức:

Rủi ro lũ = Hiểm họa lũ x Dễ bị tổn thương lũ

Trong đó thành phần hiểm họa lũ sử dụng các chỉ số là độ sâu ngập, thời gian ngập và vận tốc đỉnh lũ. Thành phần Dễ bị tổn thương là các tiểu thành phần về tổn thương kinh tế, xã hội và môi trường.

Các giá trị thu thập, xử lý và tính tốn ban đầu được phân cấp mức đợ tác đợng, ví dụ như chỉ số đợ sâu ngập được chia thành 5 cấp là < 0,5m; 0,5 - 1,2m; 1,2 - 2,0m; 2,0 - 3,0m và > 3,0m. Sau đó sử dụng thuật tốn AHP kết hợp với ý kiến chuyên gia để xác định trọng số cho các mức này và tính giá trị của chỉ số đợ sâu ngập lụt. Sau khi tính được giá trị các chỉ số và tiểu thành phần sẽ tiến hành chuẩn hóa và phân hạng mức đợ rủi ro lũ ứng với 5 cấp là không rủi ro (= 0), rủi ro thấp (0 - 0,1), rủi ro vừa phải (0,1 - 0,3), rủi ro cao (0,3 - 0,6) và rủi ro rất cao (> 0,6).

Cơng thức tính tốn cụ thể chỉ số rủi ro lũ lụt:

FRI = FHI*wFHI x FVI*wFVI FHI = H*wH + V*wV + T*wT

19

FVI = EcVI*wEc + SoVI*wSo + EnVI*wEn

Trong đó: Ec (nhà, cơng trình cơng cợng, cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp) So (dân số, nhận thức, giá trị tinh thần, thu nhập)

En (ơ nhiễm, xói lở, khơng gian mở)

Võ Hồng Tú và nnk (2012)[24] đã đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó, sử dụng bợ cơng cụ PRA với tiếp cận bằng các tham số: Hiểm họa (lũ lụt), Diện lợ (con người, tài chính, vật thể, xã hội và tự nhiên) và khả năng chống chịu (các biện pháp ứng phó với lũ) và kết quả cho thấy được vốn sinh kế của người dân là dễ bị tổn thương cao hay thấp khi có lũ. Nghiên cứu có xét yếu tố kinh tế nhưng chỉ là yếu tố ở trạng thái “tĩnh” mà chưa xét hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương và các tham số vật lý khác.

Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012, 2014, 2015) đã xây dựng hoàn thiện bợ chỉ số tính tốn mức đợ dễ bị tổn thương do lũ lụt trên các lưu vực sông khu vực miền Trung [5,25,26,27]. Trong các nghiên cứu này, mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt được đánh giá theo 3 tiêu chí chính: đợ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu – phục hồi theo cơng thức sau:

Tính dễ bị tổn thương = Nguy cơ lũ + Độ phơi nhiễm – Khả năng chống chịu

Vj = Hj*wH + Ej*wE - Aj*wA

trong đó: Vj – chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt nút j; Hj: giá trị tiêu chí nguy cơ lũ lụt;

Ej; giá trị tiêu chí Đợ phơi nhiễm; Aj : giá trị tiêu chí khả năng chống chịu

Bợ tiêu chí được tác giả xây dựng chung cho các lưu vực sông tại miền Trung gồm 45 biến tḥc 11 thành phần trong 3 tiêu chí đã được lựa chọn tham gia tính tốn xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương. Tùy tḥc vào tính chất, đặc trưng mỗi lưu vực nghiên cứu và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn, thay đổi hay bổ sung các tiêu chí cho phù hợp và đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Ở mỗi lưu vực cụ thể, tùy thuộc đặc trưng xã hội mà lựa chọn sử dụng biến này hay biến khác. Việc nghiên cứu và hiểu rõ đặc trưng tự nhiên cũng như kinh tế-xã hội, môi trường của mỗi khu vực sẽ giúp cho việc

20

lựa chọn các biến chính xác hơn, tinh giản hơn và đánh giá tính dễ bị tổn thương tập trung hơn, từ đó hỗ trợ việc ra quyết định trong quản lý và quy hoạch phòng chống lũ lụt hiệu quả hơn.

Theo giá trị chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt tính tốn được, mức đợ dễ bị tổn thương do lũ lụt theo nghiên cứu này được phân thành 5 cấp ứng với tần suất xuất hiện mỗi cấp 20% dựa vào phân bố xác suất Beta: (1) Tổn thương không đáng kể (<0,2); (2) Tổn thương trung bình (0,2-0,4); (3) Tổn thương tương đối (0,4-0,6); (4) Tổn thương lớn (0,6-0,8); (5) Tổn thương rất lớn (>0,8).

Tóm lại, hiện nay các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu các phương pháp mang tính tổng thể tác đợng của lũ lụt đến các thành phần kinh tế-xã hội nhằm đánh giá mức đợ ảnh hưởng của nó. Trên cơ sở đó có cái nhìn rợng và sâu hơn để phục vụ tốt hơn cơng tác phịng chống lũ lụt cũng như giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây ra.

Vùng ĐBSCL là khu vực thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, là vùng chịu tác đợng rất lớn do dịng chảy lũ. Tuy vậy chưa có nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lớn ở bất kỳ địa phương nào. Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ hướng đến tính tốn, đánh giá mức đợ dễ bị tổn thương của các yếu tố, thành phần xã hội do lũ lớn gây ra ở tỉnh An Giang sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 27 - 30)