Phương pháp tính tốn chỉ số WSI

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 43)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2 Phương pháp tính tốn chỉ số WSI

2.2.1 Thiết lập bộ tiêu chí tính tốn chỉ số FVI cho tỉnh An Giang

2.2.1.1 Bộ tiêu chí tham chiếu

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước về bợ tiêu chí đánh giá mức đợ dễ bị tổn thương do lũ lụt như đã trình bày trong Chương 1. Trong đó, mỗi bợ tiêu chí phản ảnh các mục tiêu và đối tượng bị ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự đã xây dựng được 1 bợ tiêu chí hồn chỉnh đánh giá mức độ tổn thương do lũ lụt tới KT-XH khơng chỉ xem xét đầy đủ ba khía cạnh chính là kinh tế, xã hợi và mơi trường mà cịn tính đến yếu tố khả năng ứng phó với lũ của người dân bản địa (kinh nghiệm ứng phó lũ). Do đó, học

34

viên lựa chọn bợ tiêu chí của các tác giả này làm cơ sở hình thành bợ tiêu chí phí hợp với điều kiện lũ tại khu vực ĐBSCL và điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Anh Giang.

Trong nghiên cứu này, mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt được đánh giá theo 3 tiêu chí chính: đợ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu – phục hồi. Bộ tiêu chí được tác giả xây dựng chung cho các lưu vực sông tại miền Trung gồm 45 biến thuộc 11 thành phần trong 3 tiêu chí đã được lựa chọn tham gia tính tốn xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương.

Bảng 2.1 Bợ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt ở các lưu vực sơng miền Trung Việt Nam

Tiêu chí/Biến Ý nghĩa Nguồn thu thập

1. Tiêu chí nguy cơ lũ lụt

Độ sâu ngập lụt (H1) Thời gian ngập lụt (H2) Vận tốc dòng chảy lũ (H3)

2. Tiêu chí độ phơi nhiễm

Hiện trạng sử dụng đất (E1)

3. Tiêu chí tính nhạy Số dân (S.nk1) Số hộ (S.nk2) Số dân bị ngập (S.nk3) Tỷ lệ hợ nghèo (S.nk4) Tỷ lệ giới tính (S.nk5) Lao đợng (S.nk6) Dân trí (S.nk7) Thu nhập chính (S.sk1) Mức sống hợ gia đình (S.sk2)

Thu nhập bình quân đầu người (S.sk3) Nghề nghiệp chính hợ gia đình (S.sk4) Tỷ lệ ngành công nghiệp (S.sk5) Tỷ lệ ngành dịch vụ (S.sk6) Tỷ lệ ngành nông nghiệp (S.sk7) Loại nhà ở của hợ gia đình (S.cs1) Hệ thống thơng tin liên lạc (S.cs2)

Thể hiện độ lớn của yếu tố nguy cơ lũ lụt.

Sự tiếp xúc của hệ thống với nguy cơ Sự tác động của nguy cơ lũ lụt đến yếu tố dân sinh, nhân khẩu của người dân hệ thống

Sự tác động của nguy cơ lũ lụt đến yếu tố sinh kế của người dân. Sự tác động của nguy cơ lũ lụt và Kết quả mơ phỏng bằng mơ hình thủy văn, thủy lực Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất

Phiếu điều tra hợ gia đình

Phiếu điều tra cán bộ xã

Niên giám thống kê cấp huyện Phiếu điều tra Niên giám thống kê

35

Tiêu chí/Biến Ý nghĩa Nguồn thu thập

Hệ thống giao thông (S.cs3) Dịch vụ y tế (S.cs4)

Tỷ lệ y, bác sĩ (S.cs5) Hiện trạng rừng (S.mt1) Nguồn nước sinh hoạt (S.mt2) Dịch bệnh (S.mt3)

Chất lượng mơi trường sống (S.mt4)

3. Tiêu chí khả năng chống chịu

Nhu yếu phẩm sinh hoạt (A.dk1) Phương tiện chống lũ (A.dk2) Khả năng chống lũ (A.dk3)

Bản tin dự báo, cảnh báo lũ (A.dk4) Cơng trình phịng chống lũ lụt (A.dk5) Cơng trình cơng cợng (A.dk6)

Kinh nghiệm chống lũ (A.kn1) Khả năng bảo vệ tài sản (A.kn2)

Khả năng áp dụng các biện pháp phịng tránh lũ lụt (A.kn3)

Chính quyền tổ chức tập huấn (A.ht1) Hỗ trợ của cộng đồng (A.ht2)

Hỗ trợ của chính quyền (A.ht3) Khơi phục sinh hoạt (A.kp1) Khôi phục sản xuất (A.kp2) Khôi phục sức khỏe (A.kp3)

Khôi phục môi trường sống (A.kp4)

hoạt động của cơ sở hạ tầng, y tế ở địa phương.

Yếu tố môi trường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Khả năng chống chịu và đối phó với nguy cơ lũ lụt với điều kiện sống của người dân và cộng đồng Kinh nghiệm và sự từng trải trước hoạt động chống lũ. Sự giúp đỡ của cộng đồng và chính quyền. Khả năng tự phục hồi của hệ thống sau lũ. Niên giám thống kê

Phiếu điều tra hợ gia đình

Phiếu điều tra hợ gia đình

Phiếu điều tra hợ gia đình

Phiếu điều tra hợ gia đình

Phiếu điều tra hợ gia đình

Theo giá trị chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt tính tốn được, mức đợ dễ bị tổn thương do lũ lụt theo nghiên cứu này được phân thành 5 cấp ứng với tần suất xuất hiện mỗi cấp 20% dựa vào phân bố xác suất Beta: (1) Tổn thương không đáng kể (<0,2); (2) Tổn thương trung bình (0,2-0,4); (3) Tổn thương tương đối (0,4-0,6); (4) Tổn thương lớn (0,6-0,8); (5) Tổn thương rất lớn (>0,8).

36

2.1.2.2 Nguyên tắc sàng lọc và thiết lập bộ tiêu chí

Dựa trên cơ sở là bợ tiêu chí do tác giả Cấn Thu Văn và cộng sự đã xây dựng cho các lưu vực sông miền Trung; đặc trưng lũ lụt vùng ĐBSCL; những số liệu thống kê sẵn có về kinh tế - xã hợi và mơi trường của Tỉnh An Giang; cùng phương pháp tham vấn chuyên gia, học viên sẽ sàng lọc và thiết lập bợ tiêu chí cho tỉnh An Giang dựa trên các nguyên tắc sơ bộ như sau:

(1) Bảo đảm tính phù hợp:

Đây là mợt trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc xây dựng chỉ thị, thông số môi trường và tài nguyên nói chung. Việc xây dựng bợ tiêu chí dựa trên sự kế thừa bợ tiêu chí xây dựng cho các vực sơng miền Trung phải được xem xét theo đặc điểm lũ tại khu vực nghiên cứu là ĐBSCL. Đặc điểm lũ là khác nhau đối vối từng lưu vực sông và khả năng ảnh hưởng cũng khác nhau do đặc điểm điều kiện tự nhiên và phân bố dân cư, xã hợi của từng vùng. Chính vì vậy, khi xây dựng dựng bợ tiêu chí cho tỉnh An Giang, yếu tố quan trọng cần xem xét đầu tiên là đặc trung lũ trên sông Mê kông và khu vực ĐBSCL.

(2) Bảo đảm tính chính xác:

Tức là có khả năng xác định rõ ràng giá trị thông số từ các dữ liệu tạo nên chỉ số. Trong một số trường hợp, số liệu của thông số quan trọng bị khuyết hoặc không đầy đủ, cần dựa trên các cơng thức ước tính. Tuy nhiên, phương pháp tính tốn ước lượng các giá trị này phải được dựa trên các nghiên cứu đã xác minh thực tế và được công nhận phù hợp.

(3) Bảo đảm tính nhất quán:

Cần phải tạo ra cầu nối rõ ràng giữa việc xây dựng các giá trị thông số của chỉ thị và các diễn biến trên thực tế có thể được kiểm sốt qua số liệu thống kê. Nói mợt cách khác, mỗi khi giá trị thơng số tăng lên thì ln thể hiện sự thay đổi theo cùng một chiều hướng thực tế, tức là thực tế luôn xấu đi hoặc tốt hơn.

37 (4) Bảo đảm tính sẵn có:

Việc thu thập các dữ liệu tạo nên chỉ thị, chỉ số phải khả thi về mặt chun mơn cũng như mặt tài chính, cần ln so sánh tầm quan trọng của lượng thông tin mà chỉ thị, chỉ số cung cấp với chi phí thu thập các dữ liệu để xây dựng chúng.

2.2.2 Thu thập và tính tốn số liệu đầu vào (số liệu thô) cho các biến số

2.2.2.1 Phương pháp tính tốn số liệu đầu vào cho các biến thuộc thành phần Hiểm họa lũ lụt (H)

Các biến thuộc thành phần Hiểm họa lũ lụt thể hiện đặc trưng của các trận lũ mô phỏng như thời gian ngập, độ sâu ngập. Các số liệu này sẽ được kế thừa từ kết quả mô phỏng lũ lụt theo các kịch bản lũ khác nhau bằng phương pháp mơ hình hóa tḥc đề tài nghiên cứu cấp Bợ “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro lũ lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long - Áp dụng thí điểm cho tỉnh An Giang”. Cơ sở phương pháp mơ hình hóa mơ phỏng các kịch bản lũ trong nghiên cứu này được giới thiệu dưới đây.

Phương pháp mơ hình hóa được sử dụng để mơ phỏng tồn cảnh bức tranh ngập lụt theo thời gian của trận lũ cũng như đưa ra các kịch bản cực đoan chưa từng xảy ra trong quá khứ. Kết quả đầu ra của mơ hình tốn sẽ được tích hợp với cơ sở dữ liệu thơng tin địa lý khu vực nghiên cứu để xây dựng nên các bản đồ ngập lụt.

Khung nghiên cứu tổng quát tiếp cận bài toán xây dựng bản đồ ngập lụt được thể hiện ở sơ đồ Hình 2.3. Mơ hình thủy văn (mơ hình MIKE-NAM) được dùng để diễn tốn dòng chảy và nhập lưu khu giữa từ mưa, mơ hình thủy lực được xây dựng để mơ phỏng dịng chảy qua hồ, kênh, chảy tràn, ngâp lụt (MIKE 11HD).

38

Hình 2.3 Sơ đồ khối tiếp cận bài tốn ngập lụt bằng mơ hình tốn

2.2.2.2 Phương pháp tính tốn số liệu đầu vào cho các biến thuộc thành phần Độ phơi nhiễm (E)

Trong các biến thuộc thành phần Độ phơi nhiễm (E), biến Hiện trạng sử dụng đất được thiết lập dựa trên những loại đất hiện trạng của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở các nhóm đất đó nghiên cứu sẽ tiến hành phân loại/nhóm những loại đất có tính chất tương đồng về mức đợ rủi ro khi có ngập lụt. Tùy vào mục đích và yêu cầu của từng bài tốn mà hướng tiếp cận có thể phân thành nhiều nhóm hay ít nhóm khác nhau với thành phần từng nhóm khác nhau. Cụ thể trong nghiên cứu này:

Theo danh mục các loại đất đã thu thập ở trên, xem xét sự tương đồng và mức độ quan trọng của từng loại đất thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý để phân nhóm các loại đất này thành 5 nhóm chính: Đất nơng nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất ở; Đất chuyên dùng – Công cộng và Đất rừng – trống – Chưa

39 sử dụng.

Chỉ số hiện trạng đất được lấy theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất và được quy thành 05 nhóm đất như trên. Mỗi loại đất được gán giá trị từ 1-5 ứng với mức độ rủi ro do lũ, lụt từ thấp đến cao. Cụ thể:

+ Đất Công cộng – Chuyên dùng = 5; + Đất ở = 4;

+ Đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản = 3; + Đất trồng cây ăn trái = 2;

+ Đất rừng, đất trống, chưa sử dụng = 1;

Ứng với từng loại đất, nghiên cứu sẽ tính bình qn có trọng số cho từng xã theo cơng thức 2.1 sau: 𝐸𝑑𝑗 =1 𝑛∑ 𝐸𝑖× 𝐹𝑖 𝑛 𝑖=1 (2-1)

Trong đó: 𝐸𝑑𝑗 – Giá trị tiêu chí giá trị đất của xã (j = 1-m): Ei – Giá trị nhóm đất thứ i trong xã

Fi – Giá trị diện tích nhóm đất thứ i chiếm chỗ n – Số nhóm đất có trong xã tính tốn

m - Số lượng xã trong huyện/khu vực tính tốn

Như vậy sau khi tính tốn thì mỗi xã sẽ nhận 01 giá trị đất sử dụng cho biến nhóm đất tḥc nhóm tiêu chí đợ phơi nhiễm.

2.2.2.3 Phương pháp thu thập và biên tập số liệu đầu vào cho các biến thuộc thành phần Tính chống chịu (C)

Đây là nhóm tiêu chí có số biến là nhiều nhất. Các biến này được thiết lập chỉ số từ nguồn: niên giám thống kê, dữ liệu điều tra từ phiếu người dân, dữ liệu điều tra từ thơng tin chính quyền (cán bợ quản lý). Những câu hỏi trong phiếu điều tra để thu thập được dữ liệu cho mỗi biến được thể hiện trong mẫu phiếu.

40

• Xây dựng phiếu điều tra

Trên cơ sở bộ tiêu chí mà nghiên cứu đã thiết lập được, dựa vào nguồn số liệu có thể có để lượng hóa. Ngồi những số liệu khơng thể thu thập từ bất kỳ nguồn nào khác thì ḅc phải tiến hành điều tra xã hợi học ứng với các đối tượng có thể nắm được thơng tin mà ta cần có. Ở đây có thể có 2 hoặc 3 đối tượng là người dân, cán bộ địa phương (thu thập thông tin từ chính quyền) và chuyên gia. Tùy từng đối tượng được hỏi và tùy từng tiêu chí mà ta thiết kế bợ phiếu sao cho phù hợp để có thể thu thập được dữ liệu cần thiết mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.

Phiếu được thu thập thông qua phỏng vấn từng hộ dân được coi là đại diện. Phiếu được lấy tập trung nhiều ở các thôn, các xã chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi lũ, lụt. Ngoài ra lấy đại biểu đối với các xã có tính chất tương đồng về điều kiện tự nhiên (diện tích) và kinh tế xã hợi (thu nhập bình quân, cơ cấu ngành nghề, dân số). Trong từng thơn các gia đình được hỏi cũng mang tính đại biểu là hợ nghèo, hợ khá, hợ giàu, hợ có nghề là cán bộ công chức, hộ làm dịch vụ, hợ làm nơng nghiệp…sao cho các phiếu mang tính đại biểu đặc trưng cho từng khu vực, từng thành phần hợ gia đình. Trong nợi dung bợ phiếu điều tra các hỏi và phương án trả lời đã được thiết kế tương ứng với mức độ tổn thương thấp đến mức độ tổn thương cao. Bộ câu hỏi dành cho người dân được thiết kế với 48 câu, dành cho cán bợ chính quyền xã được thiết kế gồm 15 câu. Các câu trả lời không chỉ được sử dụng làm giá trị của các tiêu chí mà cịn dùng để xác định trọng số và làm giá trị kiểm nghiệm chỉ số dễ bị tổn thương đã tính (giá trị thiệt hại).

Sau khi số liệu đã được điều tra, thu thập, bổ sung và biên tập sẽ tiến hành xác định các giá trị của các biến trong các tiêu chí. Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong Phụ lục A.

• Xác định đối tượng và số lượng phiếu điều tra:

Lấy phiếu điều tra xã hội học không phải là lấy tất cả người/hộ dân của tất cả các địa phương mà là lấy đại diện. Vậy, có hai vấn đề chính cần quan tâm đối với cách lấy

41

phiếu là đại diện theo không gian (nơi lấy) và đại diện theo đối tượng (người/hộ dân) sao cho kết quả thu được mang ý nghĩa thống kê cho lưu vực nghiên cứu là tốt nhất Lựa chọn vùng (xã/phường) để lấy phiếu đã được xác định từ trước dựa vào bản đồ ngập lụt đã được xây dựng, bản đồ vết lũ, thông tin kinh tế-xã hội các xã. Dựa vào các thơng tin chính này tiến hành xác định những vùng (xã/phường) có thể đại diện cho các xã/phường khác có tính chất tương đồng về kinh tế-xã hợi để lấy phiếu. Ngồi ra sẽ lấy phiếu tại các địa phương có mức đợ ngập lớn, thường xun có lũ. Đối với khu vực được lựa chọn thì yêu cần là số phiếu cần phải được phân đều theo không gian.

Lựa chọn đối tượng là người/hộ dân để tiến hành phỏng vấn thì địi hỏi điều tra viên có tầm quan sát và linh hoạt đảm bảo đối tượng được hỏi bao gồm cả hộ giàu, hộ khá giả, hộ nghèo, người làm nghề nông nghiệp, người là công nhân viên chức, ...và đảm bảo người/hộ được hỏi phải sống ở địa phương lâu năm (đảm bảo đã trải qua nhiều trận lũ).

Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng 3 biểu mẫu phiếu điều tra với số lượng như sau: + Đối với người dân: 20 phiếu/xã, phường; mỗi phiếu 45 chỉ tiêu;

+ Đối với cán bộ cấp xã: 01 phiếu/xã, phường; mỗi phiếu 15 chỉ tiêu; + Đối với cán bộ quản lý cấp thành phố 1 phiếu, 15 chỉ tiêu.

• Xử lý dữ liệu thông tin phiếu điều tra:

Trong nội dung bộ phiếu điều tra các câu trả lời của người dân được hỏi đã được thiết kế các phương án trả lời từ mức độ tổn thương thấp đến mức độ tổn thương cao và gán giá trị từ 1-5 (5 là mức tổn thương cao nhất). Bộ câu hỏi dành cho người dân được thiết kế với 48 câu, Bợ câu hỏi dành cho cán bợ chính quyền xã được thiết kế gồm 15 câu (không kể những câu hỏi thông tin). Các câu trả lời không chỉ được sử dụng làm giá trị của các chỉ số mà còn dùng để xác định trọng số và làm giá trị kiểm nghiệm giá trị tính dễ bị tổn thương.

42

Số liệu thu thập được xử lý nợi nghiệp và giá trị lượng hóa các biến là các câu trả lời của người dân. Từng phiếu được nhập và xử lý sau đó tính trung bình cho tồn xã. Sau khi các số liệu đã được thu thập đầy đủ sẽ tiến hành xử lý mẫu phiếu và xác định giá trị các biến trên phần mềm Microsof Excel.

2.2.3 Tính tốn chỉ số FVI

Mơ hình thiết kế cấu trúc tính tốn chỉ số an FVI như sau:

Hình 2.4 Bợ tiêu chí tính tốn chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt

Để tính tốn chỉ số FVI, các bước được thực hiện theo trình tự và cơng thức cụ thể như sau:

• Bước 1: Chuẩn hóa số liệu

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 43)