Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 36 - 38)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4 Tổng quan vùng nghiên cứu

1.4.2.2 Phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 5 năm (2011-2015) đạt 9,16%, tốc độ của khu vực 3 là 9,39% nhưng tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm đạt 11,63%. Điều này cho thấy hiệu quả của việc phát triển dịch vụ, thương mại có giá trị gia tăng cao, chiếm 59,15% so với giá trị sản xuất.

Trong thời kỳ từ năm 2011-2015, cơ cấu của khu vực 1 và khu vực 3 có sự chuyển dịch rõ nét. Năm 2010, cơ cấu của khu vực 1 chiếm 11,55% đến năm 2015 chỉ còn

27

8,19%, khu vực 3 chiếm ưu thế về thị phần cơ cấu, năm 2015 chiếm 71,98% và năm 2010 là 68,79%. Mức độ chuyển dịch của khu vực 2 khơng đáng kể mặc dù có tăng nhưng tỷ lệ nhỏ.

Ước tính trong năm 2017, cơ cấu kinh tế 3 khu vực của thành phố như sau: khu vực thương mại - dịch vụ và du lịch đạt tỷ trọng 73,20%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt tỷ trọng 21,10% và khu vực nông, lâm, thủy sản đạt tỷ trọng 5,70%.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở tuy phát triển không nhiều nhưng đều quan tâm đến việc đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như số lượng. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục vay vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị qua chương trình khuyến cơng được thực hiện tốt, cùng với chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của chính phủ từng bước phát huy hiệu quả nên cơ sở, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đã phát vay 17,155/16 tỷ đồng cho 26 cơ sở, vượt 7,22% kế hoạch; có 50/38 cơ sở cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành lập mới với tổng số vốn 2.845/3 tỷ đồng, đạt 94,83% so kế hoạch, giải quyết việc làm cho 174/180 lao động. Các cơng trình trọng điểm trên địa bàn thành phố tiếp tục triển khai thi công. Thương mại – Dịch vụ: Lĩnh vực thương mại - dịch vụ thành phố Châu Đốc đã phát triển trở thành khu vực kinh tế chủ lực trong cơ cấu kinh tế của Châu Đốc, góp phần xây dựng Châu Đốc trở thành cửa ngõ giao thương không chỉ của tỉnh An Giang mà cả Vùng Đồng bằng sông Cửu long. Doanh thu thông qua chợ đạt 2.895,48 tỷ đồng, tăng 9,12% so với cùng kỳ (2.653,37 tỷ đồng), đạt 52,5% so với kế hoạch (5.511 tỷ đồng).

Sản xuất Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thuỷ sản: So với hai khu vực kinh tế dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, giá trị sản xuất của khu vực nông – lâm – thủy sản (khu vực I) của thành phố Châu Đốc quy mô nhỏ. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của thành phố đạt 10.230,91 tỷ đồng, trong đó khu vực I đạt 1.109,1 tỷ đồng, tương đương khoảng 1/10 giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế

28

của khu vực I tính đến năm 2015 chiếm khoảng 8,15%, chuyển dịch chậm hơn so với mức 6,59% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X và quy hoạch cũ đã đề ra.

Một phần của tài liệu ghiên cứu xác định mức độ dễ bị tổn thương do lũ lớn đến kinh tế xã hội tỉnh An Giang và đề xuất các biện pháp quản lý thiên tai lũ lụt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)