Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 37)

3.2.1 Biến phụ thuộc

NIM được tính bằng cách lấy thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản. Thu nhập lãi thuần được tính bằng cách lấy thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ đi chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. NIM thể hiện mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt chặt chẽ tài sản và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, là một trong số những chỉ tiêu để đo lường tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi của ngân hàng. NIM rất hữu ích trong việc đo lường những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi suất và so sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng. NIM càng lớn thể hiện phần thu nhập lãi từ ngân hàng càng cao.

Trong các nghiên cứu trước, có khá nhiều các nghiên cứu đã dùng chỉ tiêu NIM để đại diện cho tỷ suất lợi nhuận ngân hàng như nghiên cứu của Tarus và Mutwol

25

(2012), Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014). Đồng tình với các nghiên cứu này, tác giả sử du ̣ng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) làm đa ̣i diê ̣n cho biến tỷ suất sinh lợi trong ngân hàng để nghiên cứu.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

(NIM) =

Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản

3.2.2 Biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu

Chi phí hoạt động (OP): đại diện cho chi phí hoạt động, được tính bằng chi phí

hoạt động chia cho tổng tài sản. Chi phí hoạt động được các nghiên cứu trước như Tarus và Mutwol (2012), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) đưa vào nghiên cứu. Các nghiên cứu này cho rằng trong một cấu trúc ngành ngân hàng ổn định, việc gia tăng chi phí hoạt động sẽ tạo nên chênh lệch lãi suất cao hơn, có nghĩa là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ càng lớn.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H1: Chi phí hoạt động (OP) tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP): đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu, được

tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Quy mô vốn chủ sở hữu đã được các nghiên cứu trước như Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) đưa vào nghiên cứu. Trong đó, Gul et al. (2011) cho rằng quy mơ vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các nghiên cứu còn lại cho rằng quy mô vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, có

26

nghĩa là quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao, điều này được các bài nghiên cứu trước lý giải rằng quy mô vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay nên chi phí trả lãi giảm sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng tăng.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H2: Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Quy mô cho vay (LOAN): đại diện cho quy mơ hoạt động cho vay, được tính

bằng tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Quy mô cho vay đã được các nghiên cứu trước như Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) đưa vào nghiên cứu và cho rằng quy mơ cho vay càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao. Ở thị trường Việt Nam, hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu của các ngân hàng là cho vay nên những ngân hàng có quy mơ cho vay nhiều sẽ có thu nhập lãi cận biên lớn. Do vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có tác động cùng chiều của quy mô hoạt động cho vay đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H3: Quy mơ cho vay (LOAN) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR): đại diện cho rủi ro trong hoạt động tín dụng

của ngân hàng, được tính bằng tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro cho vay khách hàng chia cho dư nợ cho vay khách hàng. Rủi ro tín dụng ngân hàng là rủi ro khi khách hàng khơng có khả năng chi trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn phải thanh toán. Rủi ro tín dụng ngân hàng đã được Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) đưa vào nghiên cứu ở Việt Nam và cho rằng rủi ro tín dụng càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao. Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro tín dụng cao và

27

họ phải trích lập dự phịng nhiều, điều này buộc họ phải tính tốn lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có tác động cùng chiều.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H4: Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Tăng trưởng kinh tế (GDP): đại diện cho tăng trưởng của nền kinh tế, được tác

giả thu thập dữ liệu được thu thập từ website của World Bank. Tăng trưởng kinh tế đã được các nghiên cứu như Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011) đưa vào nghiên cứu và cho rằng tăng trưởng kinh tế càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng giảm.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H5: Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Tỷ lệ lạm phát (INF): đại diện cho tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI),

được tác giả thu thập dữ liệu được thu thập từ website của World Bank. Tỷ lệ lạm phát đã được Gul et al. (2011) đưa vào nghiên cứu và cho rằng tỷ lệ lạm phát càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H6: Tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

28

Bảng 3.1 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến Cách đo lường

biến Nghiên cứu trước

Kỳ vọng Biến phụ thuộc

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản

Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014). Các biến độc lập Chi phí hoạt động (OP) Chi phí hoạt động / Tổng tài sản Tarus và Mutwol (2012), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). (+) Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). (-) / (+)

Quy mô cho vay (LOAN)

Dư nợ cho vay khách hàng / Tổng tài sản

Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). (+) Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) Giá trị trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng / Dư nợ cho vay khách hàng

Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014).

29

Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Dữ liệu được thu thập từ website của World Bank Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011). - Tỷ lệ lạm phát (INF)

Dữ liệu được thu thập từ website của World Bank

Gul et al. (2011). +

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)