.2 Chi phí hoạt động của 24 NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44)

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Chi phí hoạt động (OP) được đo lường thơng qua tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản. Trong đó giá trị chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm chủ yếu là chi phí cho nhân viên, chi phí khấu hao và các chi phí hoạt động khác. Chi phí hoạt động có xu hướng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên chi phí hoạt động giảm nhiều vào giai đoạn 2012-2013 và giữ ổn định sau đó.

37

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Hình 4.3 Quy mơ vốn chủ sở hữu của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Trong giai đoạn nghiên cứu, tổng tài sản của ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ do các ngân hàng phải chịu áp lực tăng vốn điều lệ theo hạn quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, đồng thời tổng tài sản gia tăng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này có xu hướng giảm đáng kể.

38

Quy mơ cho vay (LOAN)

Hình 4.4 Quy mơ cho vay của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Quy mơ cho vay (LOAN) được đo lường thông qua tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản. Quy mơ cho vay giai đoạn 2009-2011 có xu hướng giảm sút do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên ở những năm tiếp theo chỉ tiêu này có xu hướng phục hồi đáng kể.

39

Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR)

Hình 4.5 Rủi ro tín dụng của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Rủi ro tín dụng ngân hàng có xu hướng gia tăng trương giai đoạn 2008-2012 do các NHTM Việt Nam vẫn cịn phải đối mặt với những khó khăn sau khủng hoảng tài chính, tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng những năm trước. Tuy nhiên chỉ tiêu này được cải thiện đáng ở ở những năm sau đó.

40

4.1.2.2 Các yếu tố vĩ mơ

Hình 4.6 Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế vĩ mơ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong đó tỷ lệ lạm phát (INF) có chiều hướng mất ổn định và tăng cao vào năm 2008 (23,12%) và năm 2011 (18,68%), sau đó chỉ tiêu này được cải thiện đáng kể và giữ ổn định trong hai năm gần đây. Tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt khá thấp trong giai đoạn nghiên cứu, phản ánh sự khó khăn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chỉ tiêu này đã có dấu hiệu phục hồi dần.

41

4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Danh sách 24 ngân hàng thương mại Việt Nam thu thập đủ dữ liệu trong giai đoạn 2008-2017:

Bảng 4.1 Danh sách 24 ngân hàng thương mại Việt Nam

STT TÊN NGÂN HÀNG

1 Ngân hàng TMCP Á Châu 2 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 3 Ngân hàng TMCP An Bình

4 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 6 Ngân hàng TMCP Kiên Long

7 Ngân hàng TMCP Nam Á 8 Ngân hàng TMCP Quốc dân

9 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 10 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Tp.HCM 11 Ngân hàng TMCP Quân Ðội

12 Ngân hàng TMCP Quốc tế

13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Cơng Thương 14 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 15 Ngân hàng TMCP Việt Á

16 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 17 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 18 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 19 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam 20 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

22 Ngân hàng TMCP Phương Đông 23 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 24 Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Dữ liệu được thu thập từ 24 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017 với 7 biến có các thơng số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:

42

Bảng 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Biến Số quan sát Trung bình Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn nhất NIM 240 0,0270 -0,0064 0,0742 OP 240 0,0165 0,0058 0,0520 CAP 240 0,1056 0,0406 0,4624 LOAN 240 0,5245 0,1139 0,8516 LLR 240 0,0129 0,0006 0,0378 GDP 240 0,0601 0,0525 0,0681 INF 240 0,0851 0,0088 0,2312 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Tất cả các biến đều có đủ quan sát như dự kiến. Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trải dài trong khoảng từ -0,64% (năm 2011 của ngân hàng TMCP Tiên Phong) đến 7,42% (năm 2017 của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), giá trị trung bình là 2,70%. Chi phí hoạt động (OP) đạt giá trị cao nhất là 5,20% (năm 2011 của ngân hàng TMCP Tiên Phong) và đạt giá trị thấp nhất là 0,58% (năm 2011 của ngân hàng TMCP Đơng Nam Á), giá trị trung bình là 1,65%. Quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP) đạt giá trị cao nhất là 46,24% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt) và đạt giá trị thấp nhất là 4,06% (năm 2017 của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), giá trị trung bình là 10,56%. Quy mô cho vay (LOAN) đạt giá trị cao nhất là 85,16% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Phương Đông) và đạt giá trị thấp nhất là 11,39% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Tiên Phong), giá trị trung bình là 52,45%. Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) đạt giá trị cao nhất là 3,78% (năm 2008 của ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) và

43

đạt giá trị thấp nhất là 0,06% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Tiên Phong), giá trị trung bình là 1,29%. Đối với yếu tố kinh tế vĩ mô: tăng trưởng kinh tế (GDP) giao động trong khoảng từ 5,25% (năm 2012) đến 6,81% (năm 2017); tỷ lệ lạm phát (INF) đạt giá trị cao nhất vào năm 2008 (23,12%) và thấp nhất vào năm 2015 (0,88%).

Thống kê mô tả cho thấy một cách tổng quan về số liệu thu thập được nhưng chưa thể hiện được nhiều về vấn đề nghiên cứu. Điều này đòi hỏi bài nghiên cứu phải tiến hành các bước phân tích sâu hơn nữa để có thể làm rõ vấn đề cần khám phá từ những số liệu thu thập được.

4.3 Phân tích tương quan

Bảng 4.3 Phân tích tương quan

NIM OP CAP LOAN LLR GDP INF

NIM 1,0000 OP 0,5344 1,0000 CAP 0,3805 0,2632 1,0000 LOAN 0,3157 0,2561 -0,0234 1,0000 LLR 0,0062 0,0260 -0,2556 -0,0519 1,0000 GDP -0,0599 -0,0869 -0,2344 0,1383 -0,1424 1,0000 INF 0,1265 0,0396 0,3447 -0,2107 -0,0471 -0,3122 1,0000 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta thấy:

+ Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tương quan ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

44

+ Các biến cịn lại có tương quan cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). + Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình) do các hệ số tương quan có giá trị khá thấp (cao nhất là 0,3447, chuẩn so sánh theo Farrar và Glauber (1967) là 0,8).

Kết quả tương quan trên phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới và phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.

4.4 Kiểm định các giả thuyết hồi quy

4.4.1 Kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình (hiện tượng đa cộng tuyến)

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mơ hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Biến VIF CAP 1,36 INF 1,26 GDP 1,19 OP 1,18 LOAN 1,15 LLR 1,14

Giá trị trung bình VIF 1,21

45

VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình được đánh giá là khơng nghiệm trọng.

4.4.2 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (hiện tượng phương sai thay đổi) đổi)

Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy khơng cịn đáng tin cậy. Từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu có ý nghĩa, lúc đó kiểm định hệ số hồi quy và R bình phương khơng dùng được. Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm mất tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả thuyết H0: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.

Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định White cho kết quả Prob > chi2 = 0,0000. Vậy, chi2 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0  có hiện tượng phương sai thay đổi.

4.4.3 Kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau (hiện tượng tự tương quan) (hiện tượng tự tương quan)

Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui khơng cịn đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị tự tương quan trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: khơng có sự tự tương quan.

46

Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định cho kết quả là: Prob > F = 0,0000. Vậy, F <5% nên bác bỏ giả thuyết H0  có hiện tượng tự tương quan.

4.4.4 Tổng hợp kết quả kiểm định

Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng các phương pháp thong thường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy khơng cịn đáng tin cậy. Do đó, giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (General Least Square – GLS) để phân tích. Theo Wooldridge (2002), phương pháp GLS có thể khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.

4.5 Kết quả mơ hình nghiên cứu

Luận văn áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm: mơ hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) tỏ ra phù hợp hơn do kiểm định F(23, 210) = 3,94 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, kiểm định Hausman chi2(6) = 7,78 khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, mơ hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan giữa các sai số, các hiện tượng này có thể được kiểm sốt bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (General Least Square – GLS) nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (căn cứ theo Wooldridge (2002)). Kết quả mơ hình nghiên cứu như sau:

47

Bảng 4.5 Kết quả mơ hình nghiên cứu

NIM Hệ số hồi quy Sai số

chuẩn z P > │z│ Khoảng tin câ ̣y 95%

OP 0,6606 0,1028 6,43 0,000** 0,4592 0,8620 CAP 0,0506 0,0103 4,90 0,000** 0,0304 0,0709 LOAN 0,0172 0,0041 4,22 0,000** 0,0092 0,0252 LLR 0,1424 0,0757 1,88 0,060* -0,0059 0,2908 GDP 0,0828 0,0647 1,28 0,200 -0,0439 0,2095 INF 0,0172 0,0052 3,33 0,001** 0,0071 0,0273 Hằng số -0,0073 0,0052 -1,41 0,157 -0,0174 0,0028

Ghi chú: (**): có ý nghĩa ở mức 5%; (*): có ý nghĩa ở mức 10%

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Với biến phụ thuộc là NIM, sau khi sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, mơ hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% (do Prob > chi2 = 0,0000) nên kết quả mơ hình phù hợp và có thể sử dụng được.

Vậy, kết quả mơ hình nghiên cứu có phương trình như sau:

NIMit = 0,6606 OPit + 0,0506 CAPit + 0,0172 LOANit + 0,1424 LLRit + 0,0172 INFt + εit

- Biến độc lập OP tác động cùng chiều (0,6606) đến NIM và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

- Biến độc lập LLR tác động cùng chiều (0,1424) đến NIM và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.

- Biến độc lập CAP tác động cùng chiều (0,0506) đến NIM và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

- Biến độc lập LOAN tác động cùng chiều (0,0172) đến NIM và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

- Biến độc lập INF tác động cùng chiều (0,0172) đến NIM và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

48

- Với bộ dữ liệu thu nhập được, luận văn chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến GDP đến NIM với mức ý nghĩa 5%.

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích bằng mơ hình hồi quy như trên cho ta thấy, các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam gồm: chi phí hoạt động (OP), rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR), quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô cho vay (LOAN) và tỷ lệ lạm phát (INF).

Sau đây là phần thảo luận kết quả về sự tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc:

Chi phí hoạt động (OP)

Hình 4.7 Chi phí hoạt động và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 trong giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Chi phí hoạt động (OP) ảnh hưởng cùng chiều (0,6606) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy khi

49

ngân hàng thương mại gia tăng chi phí hoạt động nhưng sử dụng các chi phí này một cách có hiệu quả thì sẽ khiến gia tăng thu nhập lãi cận biên (NIM). Vậy nếu gia tăng các khoản chi cho hoạt động thông thường của ngân hàng như chi đầu tư cho việc quản lý, chi tiền lương và phụ cấp… sẽ tăng động lực làm việc của nhân viên cũng như hiệu quả quản lý tại ngân hàng. Điều này sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Tarus và Mutwol (2012), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).

Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR)

Hình 4.8 Rủi ro tín dụng ngân hàng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) ảnh hưởng cùng chiều (0,1424) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này nói lên rằng các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro tín dụng càng cao thì thu nhập lãi cận biên (NIM) càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên

50

cứu trước đây như Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014). Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro tín dụng cao và họ phải trích lập dự phịng nhiều, điều này buộc họ phải tính tốn lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có tác động cùng chiều.

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Hình 4.9 Quy mơ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nam trong giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Biến quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) ảnh hưởng cùng chiều (0,0506) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này nói lên rằng quy mơ vốn chủ sở hữu đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có quy mơ vốn

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)