Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37)

Hiện nay có ba loại dữ liệu thường sử dụng: dữ liệu chuỗi thời gian (time series data), dữ liệu chéo (cross sectional data) và dữ liệu bảng (panel data). Mỗi loại dữ liệu được thiết kế riêng cho từng mục đích và điều kiện nghiên cứu.

Dữ liệu chuỗi thời gian: thể hiện thông tin về một đối tượng trong một khoảng

thời gian dài. Nghiên cứu loại dữ liệu này có thể thấy được sự thay đổi của đối tượng trong thời gian nghiên cứu, từ đó dự báo xu hướng dài hạn của đối tượng đó trong tương lai.

Dữ liệu chéo: thể hiện thông tin về nhiều đối tượng vào một thời điểm nhất

định.

Dữ liệu bảng: là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu

bảng thể hiện thơng tin về một nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian.

Ưu điểm của dữ liệu bảng:

+ Thể hiện sự thay đổi của từng biến qua thời gian. + Thiết lập trật tự thời gian của các biến.

+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng theo thời gian.

Nhược điểm của dữ liệu bảng: Khó thu thập được cùng nhóm đối tượng theo thời

gian.

Ngành ngân hàng Việt Nam có lịch sử phát triển khá non trẻ trong điều kiện các qui định cơng khai về tài chính chưa được nghiêm ngặt nên có khá nhiều các ngân hàng không công bố đầy đủ số liệu của mình trong suốt quá trình hoạt động. Đặc điểm này gây nhiều khó khăn cho các bài nghiên cứu về ngân hàng. Trong điều kiện như vậy, tác giả chọn cách thu thập số liệu theo dữ liệu bảng để đảm bảo số lượng đối tượng thu thập được nhiều nhất.

30

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm tốn được cơng bố trên website của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước tiếp theo là tính tốn các biến dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính để phù hợp với bài nghiên cứu. Riêng biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của World Bank.

3.4 Phương pháp kiểm định mơ hình

Bước 1: Phân tích thống kê mô tả.

Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng qt nhất về mẫu nghiên cứu. Thơng qua thống kê mơ tả có thể thấy được giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến nghiên cứu bao gồm các biến độc lập và biến phụ thuộc của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.

Bước 2: Phân tích ma trận tương quan.

Thực hiện phân tích tương quan để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có tương quan thì các biến đó mới được sử dụng để phân tích hồi quy. Đồng thời, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình thơng qua hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujarati, 2003).

Bước 3: Ước lượng hệ số hồi quy.

Ước lượng hệ số hồi quy theo các mơ hình: mơ hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM). Thực hiện các kiểm định F, Hausman, Breusch and Pagan Lagrangian để chọn mơ hình hồi quy tốt nhất.

31

Bước 4: Kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi.

Kiểm định White là kiểm định thống kê kiểm tra xem phương sai của sai số có thay đổi hay khơng. Đầu tiên ta cần xem giả thuyết H0: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.

Nếu kết quả kiểm định White có giá trị >10% thì chấp nhận giả thuyết H0, tức khơng có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

Theo Wooldridge (2002) trong trường hợp có hiện tượng phương sai thay đổi sẽ được khắc phục bởi phương pháp phương nhỏ nhất tổng quát (General Least Square – GLS).

Bước 5: Kiểm định và khắc phục hiện tượng tự tương quan.

Khi có hiện tượng tự tương quan, giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy khơng cịn đáng tin cậy. Phương pháp có ý nghĩa nhất để phát hiện hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mơ hình là kiểm định của Wooldrigde, với giả thuyết H0: khơng có hiện tượng tự tương quan.

Trong thực tế khi tiến hành kiểm định Wooldrigde, người ta thường áp dụng quy tắc kiểm định đơn giản sau:

- Nếu 10%< d thì kết luận mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan. - Nếu 0 < d < 10% thì kết luận mơ hình có hiện tượng tự tương quan.

Theo Wooldridge (2002) trong trường hợp có hiện tượng tự tương quan sẽ được khắc phục bởi phương pháp phương nhỏ nhất tổng quát (General Least Square – GLS).

Vậy nếu có hiện tượng tư tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp GLS. Wooldridge (2002) cho rằng phương pháp này

32

rất hữu hiệu khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi.

Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu.

Căn cứ vào kết quả mơ hình nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành thảo luận tính phù hợp của kết quả nghiên cứu so với thực tiễn và so với kết quả các cơng trình nghiên cứu trước.

33

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 tập trung xây dựng mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam. Mơ hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), các biến độc lập gồm chi phí hoạt động (OP), quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mơ cho vay (LOAN), rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR), tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Chương 3 cịn trình bày phương pháp kiểm định mơ hình làm tiền đề để phân tích mơ hình nghiên cứu ở chương 4.

34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng thu nhập lãi cận biên tại các NHTM Việt Nam và một số yếu

tố liên quan

4.1.1 Thực trạng thu nhập lãi cận biên tại các NHTM Việt Nam

Hình 4.1 Thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Thu nhập lãi cận biên (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trong giai đoạn nghiên cứu, do ảnh hưởng nhiều từ các biến động kinh tế vĩ mơ và những khó khăn gặp phải của ngành ngân hàng nên thu nhập lãi cận biên (NIM) nhiều biến động lớn.

Trong giai đoạn 2008-2010, ngành ngân hàng Việt Nam phải đối phó với các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, thị trường bất động sản đóng băng và thị trường chứng khốn giảm điểm. Do vậy NIM trung bình của các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn này (từ 2,76% xuống 2,4% vào năm 2009 và đạt 2,5% vào năm 2010).

35

Giai đoạn 2011-2012, các ngân hàng thương mại đã kiểm soát chặt chẽ tài sản và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, đồng thời tăng trưởng cho vay và huy động trong giai đoạn này có xu hướng được cải thiện nên thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM có dấu hiệu tăng trưởng trở lại và đạt giá trị 3,3% vào năm 2012.

Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng những năm trước đó cộng thêm chính sách tiền tệ thắt chặt của ngân hàng nhà nước, đặc biệt là chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất. Thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Do vậy NIM có xu hướng giảm vào năm 2013 và 2014.

Sau đó, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ vào năm 2015, hoạt động của các NHTM cũng sôi động trở lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động cũng gia tăng. Do đó NIM có xu hướng tăng trở lại vào năm 2015 và giữ ổn định ở các năm tiếp theo.

36

4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên tại các NHTM Việt Nam

4.1.2.1 Các yếu tố đặc trưng của ngân hàng

Chi phí hoạt động (OP)

Hình 4.2 Chi phí hoạt động của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Chi phí hoạt động (OP) được đo lường thơng qua tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản. Trong đó giá trị chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm chủ yếu là chi phí cho nhân viên, chi phí khấu hao và các chi phí hoạt động khác. Chi phí hoạt động có xu hướng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên chi phí hoạt động giảm nhiều vào giai đoạn 2012-2013 và giữ ổn định sau đó.

37

Quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP)

Hình 4.3 Quy mơ vốn chủ sở hữu của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Trong giai đoạn nghiên cứu, tổng tài sản của ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ do các ngân hàng phải chịu áp lực tăng vốn điều lệ theo hạn quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, đồng thời tổng tài sản gia tăng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này có xu hướng giảm đáng kể.

38

Quy mơ cho vay (LOAN)

Hình 4.4 Quy mơ cho vay của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Quy mô cho vay (LOAN) được đo lường thông qua tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản. Quy mơ cho vay giai đoạn 2009-2011 có xu hướng giảm sút do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên ở những năm tiếp theo chỉ tiêu này có xu hướng phục hồi đáng kể.

39

Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR)

Hình 4.5 Rủi ro tín dụng của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Rủi ro tín dụng ngân hàng có xu hướng gia tăng trương giai đoạn 2008-2012 do các NHTM Việt Nam vẫn cịn phải đối mặt với những khó khăn sau khủng hoảng tài chính, tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng những năm trước. Tuy nhiên chỉ tiêu này được cải thiện đáng ở ở những năm sau đó.

40

4.1.2.2 Các yếu tố vĩ mơ

Hình 4.6 Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 2017

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế vĩ mơ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong đó tỷ lệ lạm phát (INF) có chiều hướng mất ổn định và tăng cao vào năm 2008 (23,12%) và năm 2011 (18,68%), sau đó chỉ tiêu này được cải thiện đáng kể và giữ ổn định trong hai năm gần đây. Tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt khá thấp trong giai đoạn nghiên cứu, phản ánh sự khó khăn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chỉ tiêu này đã có dấu hiệu phục hồi dần.

41

4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Danh sách 24 ngân hàng thương mại Việt Nam thu thập đủ dữ liệu trong giai đoạn 2008-2017:

Bảng 4.1 Danh sách 24 ngân hàng thương mại Việt Nam

STT TÊN NGÂN HÀNG

1 Ngân hàng TMCP Á Châu 2 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 3 Ngân hàng TMCP An Bình

4 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 5 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 6 Ngân hàng TMCP Kiên Long

7 Ngân hàng TMCP Nam Á 8 Ngân hàng TMCP Quốc dân

9 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 10 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Tp.HCM 11 Ngân hàng TMCP Quân Ðội

12 Ngân hàng TMCP Quốc tế

13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 14 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 15 Ngân hàng TMCP Việt Á

16 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 17 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 18 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 19 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam 20 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

22 Ngân hàng TMCP Phương Đông 23 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 24 Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Dữ liệu được thu thập từ 24 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017 với 7 biến có các thơng số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:

42

Bảng 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Biến Số quan sát Trung bình Giá trị nhỏ

nhất Giá trị lớn nhất NIM 240 0,0270 -0,0064 0,0742 OP 240 0,0165 0,0058 0,0520 CAP 240 0,1056 0,0406 0,4624 LOAN 240 0,5245 0,1139 0,8516 LLR 240 0,0129 0,0006 0,0378 GDP 240 0,0601 0,0525 0,0681 INF 240 0,0851 0,0088 0,2312 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Tất cả các biến đều có đủ quan sát như dự kiến. Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trải dài trong khoảng từ -0,64% (năm 2011 của ngân hàng TMCP Tiên Phong) đến 7,42% (năm 2017 của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng), giá trị trung bình là 2,70%. Chi phí hoạt động (OP) đạt giá trị cao nhất là 5,20% (năm 2011 của ngân hàng TMCP Tiên Phong) và đạt giá trị thấp nhất là 0,58% (năm 2011 của ngân hàng TMCP Đơng Nam Á), giá trị trung bình là 1,65%. Quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP) đạt giá trị cao nhất là 46,24% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt) và đạt giá trị thấp nhất là 4,06% (năm 2017 của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), giá trị trung bình là 10,56%. Quy mô cho vay (LOAN) đạt giá trị cao nhất là 85,16% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Phương Đông) và đạt giá trị thấp nhất là 11,39% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Tiên Phong), giá trị trung bình là 52,45%. Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) đạt giá trị cao nhất là 3,78% (năm 2008 của ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) và

43

đạt giá trị thấp nhất là 0,06% (năm 2008 của ngân hàng TMCP Tiên Phong), giá trị trung bình là 1,29%. Đối với yếu tố kinh tế vĩ mô: tăng trưởng kinh tế (GDP) giao động trong khoảng từ 5,25% (năm 2012) đến 6,81% (năm 2017); tỷ lệ lạm phát (INF) đạt giá trị cao nhất vào năm 2008 (23,12%) và thấp nhất vào năm 2015 (0,88%).

Thống kê mô tả cho thấy một cách tổng quan về số liệu thu thập được nhưng chưa thể hiện được nhiều về vấn đề nghiên cứu. Điều này đòi hỏi bài nghiên cứu phải tiến hành các bước phân tích sâu hơn nữa để có thể làm rõ vấn đề cần khám phá từ những số liệu thu thập được.

4.3 Phân tích tương quan

Bảng 4.3 Phân tích tương quan

NIM OP CAP LOAN LLR GDP INF

NIM 1,0000 OP 0,5344 1,0000 CAP 0,3805 0,2632 1,0000 LOAN 0,3157 0,2561 -0,0234 1,0000 LLR 0,0062 0,0260 -0,2556 -0,0519 1,0000 GDP -0,0599 -0,0869 -0,2344 0,1383 -0,1424 1,0000 INF 0,1265 0,0396 0,3447 -0,2107 -0,0471 -0,3122 1,0000 Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta thấy:

+ Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tương quan ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

44

+ Các biến cịn lại có tương quan cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). + Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (tự tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)