.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

STT Tác giả Nơi nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu Các biến độc lập tác động có ý nghĩa Dấu tác động 1 Tarus và Mutwol (2012) 44 NHTM tại Kenya trong giai đoạn 2000-2009

Chi phí hoạt động + Tăng trưởng kinh tế -

2 Gul et al. (2011)

15 NHTM ở Pakistan trong giai đoạn 2005-2009

Quy mô vốn chủ sở hữu - Tăng trưởng kinh tế - Quy mô cho vay + Tỷ lệ lạm phát + 3 Khrawish et al.

(2008)

Các NHTM tại Jordan trong giai đoạn 1992-2005

Chi phí hoạt động + Quy mô vốn chủ sở hữu + Quy mô cho vay + 4 Naceur và

Goaied (2008)

Các NHTM tại Tunisia trong giai đoạn 1980-2000

Chi phí hoạt động, và + Quy mô vốn chủ sở hữu + Quy mô cho vay + 5 Bashir (2000)

Các NHTM tại tám quốc gia ở khu vực Trung Đông

Quy mô vốn chủ sở hữu + Quy mơ cho vay +

6 Phạm Hồng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012

Quy mơ cho vay + Chi phí hoạt động + Rủi ro tín dụng + Tỷ lệ vốn chủ sở hữu + 7 Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) Các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011

Rủi ro tín dụng

+

22

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của NHTM. Cơ sở lý thuyết nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên chia làm hai nhóm là các yếu tố đặc trưng của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô. Các yếu tố đặc trưng của ngân hàng là các yếu tố nội bộ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà quản lý, như: chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng. Các yếu tố kinh tế vĩ mô là những yếu tố khách quan, không chịu sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý của ngân hàng, như: tăng trưởng kinh tế và tỷ giá lạm phát. Chương 2 cịn trình bày lược khảo một số nghiên cứu ở Việt Nam và của nước ngồi, với mơ tả các biến nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu, làm tiền đề tham khảo cho mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất ở chương 3.

23

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại, luận văn dựa trên các mơ hình nghiên cứu của Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) để xây dựng mơ hình nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu trước ở nước ngoài và tất cả các nghiên cứu trong nước mà tác giả lược khảo được đều cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng thương mại bị tác động bởi các yếu tố đặc trưng của ngân hàng như chi phí hoạt động, quy mơ vốn chủ sở hữu, quy mơ cho vay, rủi ro tín dụng ngân hàng. Tồn tại khá ít nghiên cứu ở nước ngồi cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế (Tarus và Mutwol, 2012; Gul et al., 2011) và tỷ lệ lạm phát (Gul et al., 2011), tuy nhiên hai nghiên cứu này đã khá lâu. Do đó tác giả đưa thêm biến kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát) vào nghiên cứu để tạo sự khác biệt so với các nghiên cứu trước, đặc biệt là so với các nghiên cứu ở Việt Nam. Mơ hình nghiên cứu dự kiến được áp dụng như sau:

NIM = f(OP, CAP, LOAN, LLR, GDP, INF)

NIMit = β0 + β1 OPit + β2 CAPit + β3 LOANit + β4 LLRit + β5* GDPt + β6* INFt + it

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

24

OP: Chi phí hoạt động.

CAP: Quy mô vốn chủ sở hữu. LOAN: Quy mô cho vay.

LLR: Rủi ro tín dụng ngân hàng. GDP: Tăng trưởng kinh tế. INF: Tỷ lệ lạm phát.

Tác giả lựa chọn các mô hình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu của Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) để áp dụng cho đề tài vì những mơ hình này được nghiên cứu tại nhiều nước và có cả nghiên cứu tại Việt Nam, những nghiên cứu này được tác giả kỳ vọng sẽ phù hợp với cơ sở dữ liệu có thể thu thập được tại Việt Nam.

3.2 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Biến phụ thuộc

NIM được tính bằng cách lấy thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản. Thu nhập lãi thuần được tính bằng cách lấy thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ đi chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự. NIM thể hiện mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt chặt chẽ tài sản và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, là một trong số những chỉ tiêu để đo lường tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi của ngân hàng. NIM rất hữu ích trong việc đo lường những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi suất và so sánh thu nhập lãi giữa các ngân hàng. NIM càng lớn thể hiện phần thu nhập lãi từ ngân hàng càng cao.

Trong các nghiên cứu trước, có khá nhiều các nghiên cứu đã dùng chỉ tiêu NIM để đại diện cho tỷ suất lợi nhuận ngân hàng như nghiên cứu của Tarus và Mutwol

25

(2012), Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014). Đồng tình với các nghiên cứu này, tác giả sử du ̣ng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) làm đa ̣i diê ̣n cho biến tỷ suất sinh lợi trong ngân hàng để nghiên cứu.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

(NIM) =

Thu nhập lãi thuần Tổng tài sản

3.2.2 Biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu

Chi phí hoạt động (OP): đại diện cho chi phí hoạt động, được tính bằng chi phí

hoạt động chia cho tổng tài sản. Chi phí hoạt động được các nghiên cứu trước như Tarus và Mutwol (2012), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) đưa vào nghiên cứu. Các nghiên cứu này cho rằng trong một cấu trúc ngành ngân hàng ổn định, việc gia tăng chi phí hoạt động sẽ tạo nên chênh lệch lãi suất cao hơn, có nghĩa là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ càng lớn.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H1: Chi phí hoạt động (OP) tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP): đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu, được

tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Quy mô vốn chủ sở hữu đã được các nghiên cứu trước như Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) đưa vào nghiên cứu. Trong đó, Gul et al. (2011) cho rằng quy mô vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các nghiên cứu cịn lại cho rằng quy mơ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, có

26

nghĩa là quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao, điều này được các bài nghiên cứu trước lý giải rằng quy mô vốn chủ sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay nên chi phí trả lãi giảm sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng tăng.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H2: Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Quy mô cho vay (LOAN): đại diện cho quy mô hoạt động cho vay, được tính

bằng tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Quy mô cho vay đã được các nghiên cứu trước như Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) đưa vào nghiên cứu và cho rằng quy mô cho vay càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao. Ở thị trường Việt Nam, hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu của các ngân hàng là cho vay nên những ngân hàng có quy mơ cho vay nhiều sẽ có thu nhập lãi cận biên lớn. Do vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có tác động cùng chiều của quy mơ hoạt động cho vay đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H3: Quy mơ cho vay (LOAN) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR): đại diện cho rủi ro trong hoạt động tín dụng

của ngân hàng, được tính bằng tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro cho vay khách hàng chia cho dư nợ cho vay khách hàng. Rủi ro tín dụng ngân hàng là rủi ro khi khách hàng khơng có khả năng chi trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn phải thanh tốn. Rủi ro tín dụng ngân hàng đã được Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014) đưa vào nghiên cứu ở Việt Nam và cho rằng rủi ro tín dụng càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao. Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro tín dụng cao và

27

họ phải trích lập dự phịng nhiều, điều này buộc họ phải tính tốn lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có tác động cùng chiều.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H4: Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Tăng trưởng kinh tế (GDP): đại diện cho tăng trưởng của nền kinh tế, được tác

giả thu thập dữ liệu được thu thập từ website của World Bank. Tăng trưởng kinh tế đã được các nghiên cứu như Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011) đưa vào nghiên cứu và cho rằng tăng trưởng kinh tế càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng giảm.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H5: Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Tỷ lệ lạm phát (INF): đại diện cho tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI),

được tác giả thu thập dữ liệu được thu thập từ website của World Bank. Tỷ lệ lạm phát đã được Gul et al. (2011) đưa vào nghiên cứu và cho rằng tỷ lệ lạm phát càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng cao.

Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

H6: Tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

28

Bảng 3.1 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến Cách đo lường

biến Nghiên cứu trước

Kỳ vọng Biến phụ thuộc

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản

Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014). Các biến độc lập Chi phí hoạt động (OP) Chi phí hoạt động / Tổng tài sản Tarus và Mutwol (2012), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). (+) Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). (-) / (+)

Quy mô cho vay (LOAN)

Dư nợ cho vay khách hàng / Tổng tài sản

Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). (+) Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) Giá trị trích lập dự phịng rủi ro cho vay khách hàng / Dư nợ cho vay khách hàng

Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014).

29

Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Dữ liệu được thu thập từ website của World Bank Tarus và Mutwol (2012), Gul et al. (2011). - Tỷ lệ lạm phát (INF)

Dữ liệu được thu thập từ website của World Bank

Gul et al. (2011). +

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước

3.3 Phương pháp thu thập số liệu

Hiện nay có ba loại dữ liệu thường sử dụng: dữ liệu chuỗi thời gian (time series data), dữ liệu chéo (cross sectional data) và dữ liệu bảng (panel data). Mỗi loại dữ liệu được thiết kế riêng cho từng mục đích và điều kiện nghiên cứu.

Dữ liệu chuỗi thời gian: thể hiện thông tin về một đối tượng trong một khoảng

thời gian dài. Nghiên cứu loại dữ liệu này có thể thấy được sự thay đổi của đối tượng trong thời gian nghiên cứu, từ đó dự báo xu hướng dài hạn của đối tượng đó trong tương lai.

Dữ liệu chéo: thể hiện thông tin về nhiều đối tượng vào một thời điểm nhất

định.

Dữ liệu bảng: là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu

bảng thể hiện thông tin về một nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian.

Ưu điểm của dữ liệu bảng:

+ Thể hiện sự thay đổi của từng biến qua thời gian. + Thiết lập trật tự thời gian của các biến.

+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng theo thời gian.

Nhược điểm của dữ liệu bảng: Khó thu thập được cùng nhóm đối tượng theo thời

gian.

Ngành ngân hàng Việt Nam có lịch sử phát triển khá non trẻ trong điều kiện các qui định cơng khai về tài chính chưa được nghiêm ngặt nên có khá nhiều các ngân hàng không công bố đầy đủ số liệu của mình trong suốt quá trình hoạt động. Đặc điểm này gây nhiều khó khăn cho các bài nghiên cứu về ngân hàng. Trong điều kiện như vậy, tác giả chọn cách thu thập số liệu theo dữ liệu bảng để đảm bảo số lượng đối tượng thu thập được nhiều nhất.

30

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm tốn được cơng bố trên website của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước tiếp theo là tính tốn các biến dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính để phù hợp với bài nghiên cứu. Riêng biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát được thu thập từ website của World Bank.

3.4 Phương pháp kiểm định mơ hình

Bước 1: Phân tích thống kê mô tả.

Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng qt nhất về mẫu nghiên cứu. Thông qua thống kê mô tả có thể thấy được giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến nghiên cứu bao gồm các biến độc lập và biến phụ thuộc của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017.

Bước 2: Phân tích ma trận tương quan.

Thực hiện phân tích tương quan để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có tương quan thì các biến đó mới được sử dụng để phân tích hồi quy. Đồng thời, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình thơng qua hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujarati, 2003).

Bước 3: Ước lượng hệ số hồi quy.

Ước lượng hệ số hồi quy theo các mơ hình: mơ hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mơ hình tác động cố định (FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM). Thực hiện các kiểm định F, Hausman, Breusch and Pagan Lagrangian để chọn mơ hình hồi quy tốt nhất.

31

Bước 4: Kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi.

Kiểm định White là kiểm định thống kê kiểm tra xem phương sai của sai số có thay đổi hay khơng. Đầu tiên ta cần xem giả thuyết H0: Khơng có hiện tượng phương sai

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)