Kết quả phân tích bằng mơ hình hồi quy như trên cho ta thấy, các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam gồm: chi phí hoạt động (OP), rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR), quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô cho vay (LOAN) và tỷ lệ lạm phát (INF).
Sau đây là phần thảo luận kết quả về sự tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc:
▪ Chi phí hoạt động (OP)
Hình 4.7 Chi phí hoạt động và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 trong giai đoạn 2008-2017
Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Chi phí hoạt động (OP) ảnh hưởng cùng chiều (0,6606) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy khi
49
ngân hàng thương mại gia tăng chi phí hoạt động nhưng sử dụng các chi phí này một cách có hiệu quả thì sẽ khiến gia tăng thu nhập lãi cận biên (NIM). Vậy nếu gia tăng các khoản chi cho hoạt động thông thường của ngân hàng như chi đầu tư cho việc quản lý, chi tiền lương và phụ cấp… sẽ tăng động lực làm việc của nhân viên cũng như hiệu quả quản lý tại ngân hàng. Điều này sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Tarus và Mutwol (2012), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).
▪ Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR)
Hình 4.8 Rủi ro tín dụng ngân hàng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017
Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) ảnh hưởng cùng chiều (0,1424) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này nói lên rằng các ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro tín dụng càng cao thì thu nhập lãi cận biên (NIM) càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên
50
cứu trước đây như Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013), Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014). Các ngân hàng cho vay nhiều thì có thể có rủi ro tín dụng cao và họ phải trích lập dự phịng nhiều, điều này buộc họ phải tính tốn lợi nhuận cao hơn để bù đắp các khoản rủi ro dự kiến, tức là có tác động cùng chiều.
▪ Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)
Hình 4.9 Quy mơ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Nam trong giai đoạn 2008-2017
Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Biến quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) ảnh hưởng cùng chiều (0,0506) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này nói lên rằng quy mơ vốn chủ sở hữu đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì sẽ chủ động trong các hoạt động hơn, điều này giúp cho thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng đó sẽ gia tăng và ngược lại. Quy mơ vốn
51
chủ sở hữu tăng sẽ làm cho chi phí trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay nên chi phí trả lãi giảm sẽ làm cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).
▪ Quy mơ cho vay (LOAN)
Hình 4.10 Quy mơ cho vay và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 trong giai đoạn 2008-2017
Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Biến quy mơ cho vay (LOAN) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên (NIM) với hệ số hồi quy 0,0172. Kết quả này cho thấy rằng khi quy mô cho vay gia tăng sẽ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các ngân hàng, góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng, đặc biệt là thu nhập lãi cận biên (NIM). Ở Việt Nam, hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng thương mại vẫn là cho vay, nên đa số các ngân hàng thương mại có xu hướng tập trung vào hoạt động cho vay -
52
kênh chính tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, quy mơ cho vay có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Điều này cũng tìm thấy trong các nghiên cứu Gul et al. (2011), Khrawish et al. (2008), Naceur và Goaied (2008), Bashir (2000), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013).
▪ Tỷ lệ lạm phát (INF)
Hình 4.11 Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 trong giai đoạn 2008-2017
Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả Với mức ý nghĩa 5%, biến tỷ lệ lạm phát (INF) ảnh hưởng cùng chiều (0,0172) lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Điều này thể hiện rằng khi nền kinh tế gặp khó khăn sau khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao (tiêu biểu là năm 2008 và 2011), Trong giai đoạn lạm phát tăng cao, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cắt giảm lãi suất, Chính phủ đã tung ra các gói kích cầu kinh tế nhằm phục hồi nền kinh tế. Khi nhu cầu trong nền kinh tế gia tăng thì việc cho vay cũng như sử dụng vốn vay ngân
53
hàng được cải thiện, điều này sẽ có tác động giúp cho thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng tăng lên. Ngoài ra, ảnh hưởng này thể hiện rõ nhất khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải sẽ kích thích thu nhập lãi cận biên (NIM) gia tăng và nược lại. Kết quả này cũng tìm thấy trong nghiên cứu thực nghiệm của Gul et al. (2011).
54
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã tiến hành thu thập, xử lý dữ liệu và phân tích thực trạng về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam. Đồng thời chương này cịn phân tích mơ hình nghiên cứu định lượng với các bước: kiểm định khơng có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình (hiện tượng đa cộng tuyến), kiểm định phương sai của sai số không đổi (hiện tượng phương sai thay đổi), kiểm định giữa các sai số khơng có mối quan hệ tương quan với nhau (hiện tượng tự tương quan) và kiểm định độ phù hợp chung của cả mơ hình. Sau các bước kiểm định này, luận văn đã xác định được mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập được. Các biến độc lập ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gồm: chi phí hoạt động (OP), rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR), quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô cho vay (LOAN), tỷ lệ lạm phát (INF). Sau khi có được kết quả mơ hình nghiên cứu thực nghiệm, chương này tiếp tục tiến hành thảo luận kết quả tìm được và so sánh với các kết quả nghiên cứu trước để thấy được điểm giống và khác nhau giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam với các ngân hàng thương mại trên thế giới trong các nghiên cứu trước.
55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ