Một số kiến nghị nhằm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 68)

thương mại Việt Nam

5.2.1 Một số kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại nhằm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) nhập lãi cận biên (NIM)

Về vấn đề quản lý chi phí hoạt động tại các ngân hàng thương ma ̣i Việt

Nam

Theo kết quả mơ hình nghiên cứu, chi phí hoạt động (OP) ảnh hưởng cùng chiều (0,6606) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, các ngân hàng thương mại cần có những chính sách quản lý chi phí hoạt động nhằm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm nhiều loại, ví dụ như: chi phí cho nhân viên, chi phí khấu hao và các chi phí hoạt động khác. Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà các ngân hàng thương mại cần phải đưa ra những chính sách, chiến lược nhằm quản lý những khoản chi phí này một cách hiệu quả. Từ đó, mới có thể nâng cao được tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Cụ thể, để đảm bảo hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, các ngân hàng thương mại cần cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành. Đồng thời, sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Về vấn đề rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương ma ̣i Việt Nam

Rủi ro tín dụng ngân hàng (LLR) ảnh hưởng cùng chiều (0,1424) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Rủi ro tín dụng càng tăng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng tăng. Do đó, để nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, các ngân hàng cần có biện pháp nhằm quản lý tốt mức độ rủi ro tín dụng của mình, vì nếu tập trung q nhiều vào các khoản vay có rủi ro cao nhằm đem lại thu nhập lãi nhiều thì sẽ có nguy cơ mất vốn và rủi ro cao. Ngoài ra ngân hàng thương mại cần phải xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng theo các thơng lệ quốc tế, từ đó hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất để đảm bảo chất lượng tín

57

dụng cho ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với việc suy giảm về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên do hạn chế rủi ro quá mức, chính vì thế điều quan trọng ở đây là các ngân hàng thương mại cần phải nâng cao chất lượng phục vụ, cho ra đời nhiều sản phẩm mới mang tính cạnh tranh thể hiện năng lực cốt lõi của ngân hàng. Ngồi ra ngân hàng cần phải mở rộng quy mơ hoạt động để có thêm nhiều khách hàng, thu hút các khách hàng tiềm năng, chiếm thị phần, thống lĩnh nhiều thị trường hoạt động theo từng lãnh thổ thông qua việc xây dựng nhiều mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đồng thời phải quản lý tốt các đơn vị cơ sở để từ đó tăng tính hiệu quả hoạt động, tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho ngân hàng. Việc mở rộng quy mơ sẽ khơng thích hợp cho các ngân hàng nhỏ, trung bình. Chính vì vậy xu hướng sáp nhập các ngân hàng nhỏ sẽ là vấn đề rất đáng quan tâm.

Về vấn đề vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương ma ̣i Việt Nam

Theo kết quả mơ hình nghiên cứu, quy mơ vốn chủ sở hữu (CAP) ảnh hưởng cùng chiều (0,0506) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, quy mơ vốn chủ sở hữu càng tăng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ cao. Có rất nhiều cách để ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu của mình như: phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngồi, các tổng cơng ty trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng thặng dư vốn cổ phần của năm trước để tăng vốn cho năm nay, trích lập các quỹ từ nguồn lợi nhuận năm trước. Tùy theo thế mạnh và tình hình cụ thể trong từng thời kỳ, ngân hàng sẽ có những lựa chọn các phương thức tăng vốn khác nhau sao cho đảm bảo nguồn vốn bền vững, đảm bảo lợi ích của các cổ đơng trong ngân hàng.

Về vấn đề quy mô cho vay tại các ngân hàng thương ma ̣i Việt Nam

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mơ cho vay có tác động cùng chiều (0,0172) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng với mức ý nghĩa 5%. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải có những chiến lược kinh doanh để phát triển hoạt động cho vay một cách hiệu quả.

58

- Cần xây dựng chính sách tín dụng cụ thể nhằm giúp cho cán bộ tín dụng quyết định nhanh và chính xác vì chính sách tín dụng là cơng cụ để giúp cán bộ tín dụng thực hiện cho vay theo đúng định hướng của ngân hàng. Xây dựng chính sách tín dụng là việc cụ thể hố các quy định về cho vay của mục tiêu kinh doanh tại ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro khi đầu tư cho vay. Một chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách tín dụng cần phải được định kỳ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của ngân hàng và tình hình thị trường.

- Để hoạt động cho vay có thể phát triển và phát huy vai trò trong nền kinh tế, các ngân hàng phải đưa ra một quy trình thực hiện cụ thể, bao gồm tiếp thu và áp dụng những biện pháp phân tích và thẩm định tiên tiến trên thế giới, cách thu nợ - thu lãi và hoàn trả vốn đối với từng dự án, từng doanh nghiệp để có thể cung cấp cho cán bộ tín dụng những nguồn thơng tin cụ thể hơn, tạo điều kiện để ra quyết định đúng. - Đối với khách hàng cũ, các ngân hàng thương mại cần phải tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên phân loại khách hàng theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi phù hợp.

Về vấn đề nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số kinh tế vĩ mô (cụ thể là tỷ lệ lạm phát) hàng năm có ảnh hưởng cùng chiều (0,0172) đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với mức ý nghĩa 5%. Nên việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tỷ lệ lạm phát sẽ giúp hệ thống ngân hàng kinh doanh một cách hiệu quả. Ngồi ra, chính phủ nên thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu, đây là một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm chỉ số mục tiêu trung gian. Chính phủ sẽ dự báo xu hướng lạm phát năm tới để đưa chỉ số lạm phát mục tiêu (định hướng bằng một chỉ số hoặc một khoảng biên độ) cho năm kế hoạch. Trong

59

giới hạn của mình, chính phủ có thể linh hoạt lựa chọn và sử dụng các công cụ để đạt được mục tiêu. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, chính phủ thường thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt kết hợp với các giải pháp hỗ trợ khác nhằm kiềm chế lạm phát và ngược lại.

5.2.2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động của ngành ngân hàng. Xây dựng mơi trường pháp luật trong ngành ngân hàng, góp phần tạo mơi trường lành mạnh, an tồn và cơng bằng. Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh của ngân hàng, qua đó các ngân hàng thương mại có thể nâng cao chất lượng tín dụng và đặc biệt là nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khn khổ pháp lý và cơ chế chính sách đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được hoạt động thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và giám sát ngân hàng

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo, chất lượng cán bộ của Ngân hàng Nhà nước và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Tăng cường kiểm tra, đồng thời đảm bảo các quy chế thanh tra và giảm sát của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc. Xây dựng và ban hành chuẩn mực tối thiểu quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay và an toàn hoạt động ngân hàng của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hiện hành. Ngân hàng Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống dự báo,

60

thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại để có những cảnh báo kịp thời, nhằm nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)