Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 44 - 48)

1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất

1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề đất đai. Tuy nhiên, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơng trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đất nơng nghiệp và nhằm mục đích phát triển nơng nghiệp. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng với Luật Đất đai năm 2013, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và quản lý nhà nƣớc về đất đai nói riêng cũng phát triển. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến quản lý đất nông nghiệp, đất ở thì các vấn đề quản lý nhà nƣớc về đất đai gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm phân hóa giàu nghèo, thực hiện cơng bằng xã hội hay các vấn đề quản lý mang tính kỹ thuật nhƣ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, định giá đất… Cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nƣớc về đất đai nhƣ luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đoàn Xuân Mùi với đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội”

(Tại học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2002), luận văn thạc sỹ của học viên Hoàng Văn Long với đề tài “Đánh giá công tác quản

lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”

(Tại học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2014), luận văn thạc sỹ của của học viên Bùi Thị Tuyết Mai với đề tài “Thực trạng quyền

sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay” (Tại học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2004).

Tác giả Đặng Anh Quân với Nghiên cứu “Quản lý đất đai theo quy

hoạch và vấn đề đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất”; Nghiên cứu của

Phùng Văn Nghệ (2012), “Công tác quản lý đất đai - những vấn đề đang đặt

ra”, đăng trên tạp chí tài chính; Nghiên cứu của Lê Quang Trí: “Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch sử dụng đất đai”; tác giả Hạ Trƣơng với

nghiên cứu “Những điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vấn đề

then chốt của công tác quản lý nhà nước về đất đai”; hoặc bài “Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: một trong những tiền đề của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” nghiên cứu của tiến sĩ Đặng Kim Sơn… Các tác giả đã chỉ rõ: ngoài

sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành quy hoạch, không thể khơng chú trọng đến sự cân bằng hài hịa về pháp lý, chính trị và kinh tế trong mối quan hệ giữa các chủ thể: chính quyền trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng, nhà đầu tƣ và ngƣời dân, nhất là những ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi quy hoạch. Nếu lợi ích của quy hoạch khơng phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân hoặc cùa địa phƣơng vùng quy hoạch thì việc triển khai quy hoạch sẽ hết sức khó khăn, thậm chí khơng thực hiện. Trong trƣờng hợp này tính cƣỡng chế của quy hoạch sẽ bị lung lay và quy hoạch có thể bị hủy bỏ. Bởi xét đến cùng, mục đích của quy hoạch khơng chỉ nhằm định hƣớng cho việc sử dụng đất đƣợc hiệu quả bền vững mà hơn hết vì lợi ích của ngƣời dân - những chủ sở hữu của đất đai. Tác giả cũng đƣa ra những bất cập trong quản lý nhà nƣớc về sử dụng đất hoạt động quy hoạch sử dụng đất ở nƣớc ta

vẫn còn nhiều phức tạp. Hầu hết quy định điều chỉnh quy hoạch chủ yếu chú trọng công tác quản lý nhà nƣớc chƣa thực sự đề cao quyền lợi của ngƣời sử dụng đất hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức, thiếu cơ chế thực thi. Do đó, những quyền lợi nêu trên của ngƣời sử dụng đất vẫn chƣa thực sự đƣợc tơn trọng cần có những điều chỉnh hợp lý đối với các quy định pháp luật trong vấn đề này… Vấn đề đất đai sử dụng lãng phí, nguồn lực đất đai chƣa thực sự đƣợc huy động hiệu quả nhất để trở thành động lực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển tràn lan nhƣng tỉ lệ lấp đầy thấp, sử dụng lãng phí. Tình trạng đất đƣợc nhà nƣớc giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tƣ nhƣng chậm sử dụng hoặc không đƣa vào sử dụng vẫn còn diễn ra khá phổ biến; ruộng đất manh mún, ngƣời sử dụng hiệu quả khơng có điều kiện tích tụ đất. Hệ số quay vịng đất giảm; quy hoạch chồng chéo, ngắn hạn bị phá vỡ thƣờng xuyên; chất lƣợng quy hoạch sử dụng đất còn thấp, quy hoạch ngành khơng gắn kết, trình tự quy hoạch khơng đi từ tổng thể đến chi tiết và nhiều kế hoạch không phù hợp quy hoạch mà vẫn thực hiện. Quy hoạch ngắn hạn, kém hiệu quả dẫn tới sự lãng phí về tài nguyên đất. Sự phát triển ồ ạt của các sân golf, sân bay, cảng biển… khơng tính đến hiệu quả, mức độ cần thiết của từng dự án; hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai hiện nay đƣợc ban hành quá nhiều, thay đổi thƣờng xuyên, thiếu tính thống nhất, chồng chéo làm cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn; hệ thống pháp luật liên quan đền quản lý đất đai thiếu tính thống nhất; các luật và văn bản chính sách mâu thuẫn, khơng thống nhất khi thực hiện gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ, khiến nhiều nhà đầu tƣ không yên tâm đầu tƣ sản xuất lâu dài. Bất bình đẳng trong việc đảm bảo các quyền về đất; nhiều chính sách và quy định liên quan đến đất đai cũng chƣa thực sự hợp lý làm nảy sinh nhiều xung đột, mất đoàn kết trong cộng đồng; Phân phối và tái phân phối lợi ích thu đƣợc từ đất chƣa tốt; Việc giao đất thơng qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án sử dụng đất còn hạn chế. Nhà nƣớc chƣa thực hiện

tốt vai trò điều tiết nguồn lợi từ đất thông qua xét duyệt quy hoạch, sử dụng đất và nhà đầu tƣ. Trong đó, phần địa tơ tăng lên do quy hoạch, đầu tƣ kết cấu hạ tầng của nhà nƣớc chủ yếu rơi vào túi của nhà đầu tƣ; đời sống của nông dân sau khi bị thu hồi đất bấp bênh; khai thác tài nguyên quá mức cho phép (rừng, nước, khóang sản); ơ nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc nghiêm trọng… Tuy nhiên, các nghiên cứu ít đề cập đến những bất cập ở các vùng cụ thể ở các cấp huyện hoặc cấp xã.

Tại địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội chƣa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào về công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)