Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 53 - 57)

Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, mẫu nghiên cứu khảo sát

- Chọn điểm nghiên cứu: Tác giả lựa chọn 3 xã để nghiên cứu là xã Kim Quan, xã Thạch Xá và xã Bình Phú.

Lý do chọn 3 xã trên vì đây là 3 xã hiện đang có tốc độ đơ thị hóa cao. Cơng tác quản lý quy hoạch sử dụng đất đƣợc chính quyền địa phƣơng rất quan tâm.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn điều tra 2 nhóm đối tƣợng.

+ Chọn điều tra cán bộ quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất đai là cán bộ phòng Quản lý đơ thị, phịng Kinh tế, phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thạch Thất. Tổng số cán bộ quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất tại 4 cơ quan là 60 ngƣời. Để đảm bảo số lƣợng mẫu nghiên cứu, tác giả điều tra 30 ngƣời (đề phịng những phiếu khơng hợp lệ).

+ Chọn điều tra ngƣời dân ở 3 xã: xã Kim Quan, xã Thạch Xá và xã Bình Phú. Tổng số hộ sử dụng đất tại 3 xã là hơn 3.000 hộ (phân bố tƣơng đối đều tại 3 xã). Để đảm bảo số lƣợng mẫu khảo sát, tác giả tiến hành điều tra 5% số hộ với tổng số phiếu là 150 phiếu, phân bổ đều cho 3 xã, mỗi xã điều tra 50 ngƣời là các chủ hộ.

Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các nội dung: Công tác ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất; công tác lập, lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất; công tác công bố công khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phế duyệt; cơng tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong quản lý quy hoạch sử dụng đất; công tác lƣu trữ hồ sơ quy hoạch sử dụng đất.

Để lấy ý kiến đánh giá của 2 nhóm đối tƣợng là cán bộ quản lý nhà nƣớc và ngƣời dân về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, tác giả sử dụng thang đo đánh giá với 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu kém để đánh giá (Mục 3.2.1 và 3.2.2).

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu của đề tài đƣợc lấy từ các nguồn sau:

- Các văn bản pháp luật của Chính Phủ, Bộ ngành và của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất về công tác quản lý đất đai và quản lý quy hoạch sử dụng đất;

- Các cơng trình khoa học, các ấn phẩm nghiên cứu có liên quan đã thực hiện trƣớc đó;

- Các báo cáo của UBND huyện Thạch thất, UBND thành phố Hà Nội về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất từ năm 2016 - 2018;

- Các tài liệu giáo trình có liên quan;

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu đƣợc thu thập thông qua phiếu điều tra, bảng câu hỏi phỏng vấn cho các đối tƣợng thông qua mẫu phiếu điều tra đã đƣợc chuẩn bị sẵn theo từng nhóm đối tƣợng đƣợc nêu tại mục 2.2.1.

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc đƣa và phần mềm excel để xử lý và tổng hợp thành các bảng số liệu.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả:

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất để mô tả thực trạng và sự biến động công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất qua các năm. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong hoạt động quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất trong thời gian vừa qua. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất trong thời gian tới.

Phƣơng pháp này có sử dụng các phƣơng pháp phân tổ, sử dụng các số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân để so sánh và phân tích ý nghĩa của các con số này rồi đƣa ra nhận xét về vấn đề đó.

- Phƣơng pháp so sánh:

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để so sánh kết quả công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất qua các năm trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 từ đó đúc rút những mặt đạt đƣợc, hạn chế và tầm quan trọng của công tác công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất trong những năm tiếp theo.

- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những ngƣời có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quy hoạch sử dụng đất để đƣa ra những nhận định, đánh giá, dự báo và một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất.

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn

- Nhóm chỉ tiêu phán ánh cơng tác ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất: Số văn bản địa phƣơng ban hành.

- Nhóm chỉ tiêu phán ánh công tác lập, lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất. - Nhóm chỉ tiêu phán ánh cơng tác cơng bố công khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp có thẩm quyền phế duyệt.

- Nhóm chỉ tiêu phán ánh cơng tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất:

+ Số lần thanh tra, kiểm tra; + Số vụ vi phạm;

+ Số tiền xử phạt.

- Nhóm chỉ tiêu phán ánh cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong quản lý quy hoạch sử dụng đất:

+ Số vụ khiếu nại, tố cáo; + Nội dung khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)