Công tác công bố công khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 61 - 64)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quy hoạch sử dụng đất ở huyện Thạch

3.1.3. Công tác công bố công khai và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Để tiếp tục thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 UBND huyện Thạch Thất đã uỷ quyền cho Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng ký hợp đồng với Trung tâm kỹ thuật địa chính Hà Nội để thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện và cấp xã trên địa bàn. Đến nay Tung tâm kỹ thuật địa chính Hà Nội đã hồn thành dự thảo báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã, thị trấn.

Năm 2017, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức công bố công khai Quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm 2030. Phạm vi lập quy hoạch có diện tích 18.459,05 ha, gồm khu vực phát triển đô thị 10.134,05 ha, khu vực nông thôn 8.325 ha. Quy mô dân số dự báo đến năm 2020 khoảng 324.200 ngƣời, đến năm 2030 khoảng 648.900 ngƣời. Theo đó, huyện Thạch Thất sẽ chuyển từ nông nghiệp - làng nghề sang cấu trúc đô thị vệ tinh - hành lang xanh.

Cụ thể định hƣớng phát triển đô thị gồm thị trấn Liên Quan, một phần đô thị vệ tinh Hịa Lạc, một phần đơ thị sinh thái Quốc Oai và một phần đô thị sinh thái Phúc Thọ. Trong đó, thị trấn Liên Quan là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thƣơng mại, văn hóa, thể dục thể thao của huyện. Khu vực thuộc đô thị vệ tinh Hịa Lạc phát triển mơ hình đơ thị nén có hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ, thuộc địa bàn các xã Thạch Hòa, Tân Xã, Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân và một phần xã Hạ Bằng, Đồng Trúc. Khu vực thuộc đô thị sinh thái Quốc Oai phát triển mơ hình đô thị sinh thái và cụm công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, thuộc một phần đất của 2 xã Thạch Xá và Bình Phú.

Định hƣớng phát triển khu dân cƣ nông thôn chuyển từ cấu trúc làng xã theo địa hình tự nhiên sang cấu trúc “Cụm làng - trung tâm đổi mới, có cành

đai khép kín giới hạn không gian làng xã, không xâm lấn vào không gian xanh của Hành lang xanh Hà Nội, bảo vệ đất nông nghiệp; cung cấp đủ hạ tầng

thiết yếu và các dịch vụ khác giúp làng xã phát triển linh hoạt trong tƣơng lai. Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì và phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức công bố công khai Quy hạch chung xây dựng huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đƣợc duyệt để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thạch Thất trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nội dung phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình địa phƣơng; mang tính thực tiễn và khả thi cao; công tác quản lý quy hoạch và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, nhìn chung sau khi phê duyệt đã đƣợc các cấp, các ngành của huyện triển khai kịp thời; về cơ bản đã chấp hành đúng quy định về việc thực hiện quy hoạch trong quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. Là tiền đề quan trọng để Thạch Thất vững vàng đi tiếp chặng đƣờng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Tuy nhiên trong q trình thực hiện và triển khai quy hoạch cịn có một số điểm chƣa đƣợc hợp lý, nhiều chỉ tiêu đƣa ra chƣa sát với tình hình thực tế, tính khả thi khơng cao. Kế hoạch sử dụng đất của nhiều địa phƣơng còn đơn giản, bị thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện. Thực tế hiện nay một số cơ quan, tổ chức sử dụng đất quá nhiều, gây lãng phí đất đai cần thiết phải rà sốt điều chỉnh định hƣớng sử dụng đất của ngành mình nhằm khai thác tối đa hiệu quả quỹ đất.

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất năm 2018 ĐVT: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích quy hoạch đến năm 2020 Kết quả thực hiện đến 2018 Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 10224,2 9168,29 100,00 1.1 Đất lúa nƣớc 5405,21 5384,12 58,73 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 716,44 700,84 7,64 1.3 Đất trồng cây lâu năm 1145,32 1053,23 11,49

1.4 Đất rừng sản xuất 1626,5 1562,3 17,04

1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản 348,34 320,85 3,50

1.6 Đất nông nghiệp khác 149,65 146,95 1,60

2 Đất phi nông nghiệp 8456,12 3410,76 100,00

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 46,03 44,63 1,31

2.2 Đất quốc phòng 1185,27 1085,09 31,81

2.3 Đất an ninh 30,8 6,2 0,18

2.4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 259,29 219,2 6,43

2.5 Đất thƣơng mại dịch vụ 11,84 6,2 0,18

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, TP HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)