CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.7. Về cách thức giao tiếp của người Việt Nam
Với sự tế nhị của người Việt cho nên trong giao tiếp họ không bao giờđi thẳng vào vấn đề như người phương Tây mà thường “vòng vo tam quốc”. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp lại phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo khơng khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “ mởđầu câu chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điếu thuốc lá…Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ
Giảng dạy tiếng việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp
càng khi nói năng: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Người khơn ăn nói nửa chừng, để
cho người dại nửa mừng nửa lo”… .Chính sựđắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam giữ được sự hịa thuận, khơng làm mất lịng ai, nhưng nhược điểm là làm mất đi tính quyết đoán.
Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc không
đáng để cười mà vẫn cười. Người phương Tây rất ngỡ ngàng và đơi khi họ cịn lo sợ
với những nụ cười “bất chợt” của người Việt. Điều này, người làm công tác giảng dạy cũng nên làm sáng tỏ yếu tố văn hóa này cho người nước ngồi học tiếng Việt biết được và hiểu nhau. Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: “Một sự nhịn là chín sự lành”,“Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sơi
nhỏ lửa có đời nào khê”…