Dạy kỹ năng nghe-nói theophương pháp giao tiếp

Một phần của tài liệu GIẢNG dạy TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI nước NGOÀI nói TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP (Trang 92 - 100)

2.4.2 .Dùng sai trật tự từ của các chỉ định từ

3.3. Áp dụng phương pháp giao tiếp để dạy phát âm tiếng Việt

3.3.2. Dạy kỹ năng nghe-nói theophương pháp giao tiếp

Đa số học viên thường chú ý tập nói mà quên rằng, nếu nghe không ra những từ, câu để hiểu thì làm sao đáp lại với người đối thoại. Nghe phải được coi là quan trọng bậc nhất, vì nhờ nghe mới tham gia được vào cộng đồng: tiếp xúc người nước ngoài, nghe diễn thuyết, đài phát thanh, xem kịch hoặc phim v.v… Nói khơng được cịn có thể tạm ra hiệu bằng tay, điệu bộ, cử chỉ hoặc dùng những câu thật dễ, nhưng nghe không được thì đành chịu và bị lâm vào tình cảnh bối rối, ngượng ngùng.

Mỗi ngơn ngữ có những kiểu mẫu quy ước riêng. Phải nắm vững và thuộc những cấu trúc này để sẵn sàng tạo một cái sườn dựđoán trước trong khi nghe, tức là phải thực hành nhiều cho quen. Cái sườn này không phải chỉ gồm những chuỗi âm thanh liên tiếp, mà còn cả mức độ mạnh yếu, cao thấp, ngắt nghỉ, lên bổng xuống trầm cũng phải được tiên đốn nữa, vì chúng góp phần vào việc khêu gợi nên ý nghĩa của lời nói. Mặt khác, phải học nhận biết những yếu tố giúp cho việc tiên

đoán được dễ dàng, làm giảm khả năng xuất hiện bất ngờ của một chi tiết ngôn ngữ.

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

những câu sáo ngữ, những công thức đàm thoại đưa đẩy trong khi nói chuyện nhằm tạo sự linh động, tích cực trong giao tiếp với nhau.

Các phương pháp rn luyn k năng Nghe

Việc khởi động lớp học trước khi nghe là nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của học viên, đặt ra một mục tiêu nghe cho họ. Để đạt được mục tiêu trên, hoạt

động khởi động cần cung cấp thông tin nền về nội dung bài nghe cho học viên, giới hạn ngữ cảnh nghe cho họ, đồng thời thực tế hóa nội dung bài nghe bằng cách liên kết nó với kiến thức nền hoặc các thông tin thực tế của học viên (thông tin cá nhân,

kinh nghim bn thân…). Dưới đây là một vài hình thức hoạt động trước khi nghe theo hướng tổng hợp:

- Đọc một văn bản ngắn có liên quan đến nội dung bài nghe và cho biết ý kiến. - Viết chính tả một văn bản ngắn có liên quan đến nội dung nghe.

- Dùng hình ảnh (tranh, ảnh, đoạn phim) liên quan đến nội dung bài nghe để thảo luận, hỏi và trả lời.

- Liên hệ với thực tế bằng cách thảo luận về những hiện tượng, sự kiện có liên quan đến nội dung bài nghe.

- Dựđoán lượng từ vựng có khả năng xuất hiện dựa trên chủđể bài nghe và kiểm chứng trong khi nghe.

- Dự đốn thơng tin dựa trên chủ đề và bối cảnh bài nghe và kiểm chứng trong khi nghe.

- Điền từ vựng thích hợp với ngữ cảnh câu hoặc đoạn văn có nội dung liên quan

đến bài nghe (một ngữ đoạn có trong bài nghe, một bản tóm tắt nội dung bài

nghe, mt bài hi thoi có ni dung tương t…)[22, tr.144-150]

Gii quyết vn đề hot động trong khi nghe

Các hoạt động trong khi nghe thường được thực hiện các yêu cầu liên quan trực tiếp đến nội dung văn bản nghe như sau:

- Nghe và nắm ý chính.

- Nghe và tìm thơng tin chi tiết. - Nghe và sắp xếp các thứ tự chính.

- Nghe và ghi chép ý chính cũng như ý chi tiết.

- Nghe và xác nhận các ý kiến hoặc thực hiện các hướng dẫn. - Nghe và kiểm tra thông tin.

- Nghe và phát hiện lỗi. - Nghe và viết chính tả.

- Nghe hiểu và hoàn thiện một sơđồ, bản đồ, một bức tranh, một hình ảnh. - Nghe về một sự mơ tả và xác định tranh ảnh theo mơ tảđó…

Nhìn chung, các hình thức phản hồi trong khi nghe là viết (theo nguyên văn hoc sp xếp li theo ý mình), trả lời (gii thích hoc ch xác nhn đúng/sai), phản

ứng hồi đáp (phù hp vi tình hung nghe được), vẽ (theo s mô t ca bài nói),

điền thơng tin…

Hot động nghe din ra qua nhng giai đon

Học viên tập nghe sẽ phải trải qua một quá trình cảm nhận như sau:

Giai đoạn 1: Thoạt tiên chỉ nghe thấy một mớ âm thanh hỗn độn không phân biệt được với nhau. Nghe dần dần sẽ nhận ra một trật tự trong đám hỗn âm: lên xuống đều đều của giọng nói giữa các hơi thở. Khi đã học được một ít từ, một vài cấu trúc đơn giản thì bắt đầu phân biệt được về mặt ngữ âm và cú pháp: đó là những yếu tốđược lặp đi lặp lại tạo hình cho từng đoạn lời nói nhưng vẫn chưa hiểu gì cả.

Giai đoạn 2: Nhận diện được những yếu tố quen thuộc trong đám âm thanh, nhưng chưa thể nhận ra mối tương quan, liên hệ trong phạm vi cả dòng âm thanh, giống nhưđi trong sương mù, chỗ này rõ chỗ kia lờ mờ. Phải thực hành nhiều mới vượt qua giai đoạn này, tiến tới giai đoạn nhận biết dễ dàng những yếu tố chính, xác

định nội dung thông tin.

Giai đoạn 3: Nhận biết dễ các yếu tố chính nhưng vẫn khơng thể ghi nhớ được vì phải tiếp tục theo dõi câu chuyện, không thể tập trung đủ thời gian để diễn

lại trong đầu cả chuỗi âm thanh đầy đủ ý nghĩa. Muốn nghe hiểu kịp phải tiên đốn một vài hình thức cấu trúc mà kinh nghiệm cho biết đã xuất hiện trong những hoàn cảnh tương tự và chú tâm vào những chi tiết thơng tin cao, bất ngờ. Người học chỉ

có thực hành nhiều mới có kinh nghiệm nhiều để tiên đốn đúng, nghe hiểu kịp, vượt qua giai đoạn hiểu được mọi điều đang nghe nhưng không thể nhớ lại để tổng

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

hợp thành đầy đủ ý nghĩa. Giai đoạn này là tự nhiên trong quá trình luyện nghe, ai cũng gặp phải. Khơng nên vì thế mà ngã lịng thối chí.

Phân tích trên cho thấy học nghe một ngơn ngữ có thể coi như gồm hai giai

đoạn:nhn biết và tuyn chn.

Giai đoạn nhận biết, liên quan đến nhận diện từ và câu trong những tương quan cấu trúc cú pháp, hòa hợp về thời gian, hạng từ nào bổ nghĩa hạng từ nào, những phần sáo ngữ, dư thừa; tất cả chiếm hoàn toàn hoạt động tri giác của học viên.

Giai đon tuyn chn, liên quan đến việc rút ra từ dịng âm thanh những yếu tố, chi tiết có vẻ diễn đạt mục đích của người nói.

Thc hành rèn luyn k năng nghe

Rèn luyện nghe từ những tài liệu của bài thực hành đọc miệng hoặc bài đọc, bài viết. Các bài tập tiến hành qua bốn giai đoạn, với hình thức câu nói diễn ra như

thực tiễn, khơng phải xây dựng gị bó, gượng ép, khơng đọc chậm lại. 1. Nhận biết

Thực hành phân biết các âm, dấu nhấn, cao độ, ngữ điệu. Học đối thoại để

nhận diện các từ gom thành nhóm (theo hơi th, gi là mnh đề phát âm), các kiểu ngữ âm và cú pháp, những sáo ngữ hằng ngày.

2. Nhận biết và tuyển chọn không cần ghi nhớ

Nghĩa là nghe để hiểu, không cần trả lời các câu hỏi. Nghe những hoạt cảnh ngắn miêu tả các nhân vật, nói những câu ngắn lặp lại nhiều lần của đối thoại hằng ngày. Đọc truyện hoặc kịch trong đó có nhiều đối thoại. Nghe đối thoại nhóm, tập nghe và nói điện thoại.

3. Nhận biết và tuyển chọn có hướng dẫn và ghi nhớ ngắn hạn

Học viên được chỉ dẫn trước về những gì sắp nghe, tài liệu như giai đoạn 2 nhưng đề tài đa dạng sống động hơn. Học viên có thể được báo trước một vài câu hỏi để trả lời sau khi nghe xong bài. Đoạn văn nên lặp lại vài lần để thực hành được nhiều cũng như dễ trả lời.

Nghe tự do mọi loại tài liệu học tập, xem kịch phim, nghe đài, diễn thuyết,chú ý phân biệt các phương ngữ, cũng như làm quen với đủ mọi giọng nói khác nhau.

Tùy theo trình độ, có thể tóm tắt những hoạt động của mỗi giai đoạn luyện nghe như sau (theo W.M.Rivers).

Trình độ sơ cấp:

Giai đoạn 1:

Phân biệt âm, các cụm từ ngắn. Nghe đối thoại đã học.

Nhận biết cụm từ và câu của tài liệu đã học.

Tham gia trò chơi nhận diện từ và cụm từ bằng tai nghe. Giai đoạn 2:

Nghe những biến đổi của đối thoại đã học.

Nghe tường thuật có biến đổi tài liệu của bài đọc đã học. Giai đoạn 3:

Bảng câu hỏi “đúng – sai” trước mặt học viên khi nghe những biến đổi của

đối thoại hoặc tài liệu đã học.

Những câu trả lời tùy chọn đối với những câu hỏi miệng với cũng tài liệu như trên trước mặt học viên khi nghe.

Câu hỏi được cung cấp trước, học viên vừa nghe vừa trả lời bằng tiếng mẹ đẻ.

Giai đoạn 4:

Hoạt động tương tự như giai đoạn 3, nhưng sau khi đã nghe xong cả bài, học viên mới trả lời câu hỏi viết trên giấy hay hỏi miệng.

Trình độ trung cấp:

Giai đoạn 1: Giống sơ cấp nhưng khó hơn.

Giai đoạn 2: Giống sơ cấp nhưng khó khăn hơn, thêm các hoạt động sau: - Giáo viên thuật lại một chuyện vui ngắn vừa xảy ra.

- Giáo viên mở đầu bài học bằng vài sự kiến bối cảnh lý thú tới bài, hoặc học viên thuật miệng một vài tin đã chuẩn bị trước.

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

- Giáo viên hoặc học viên đọc truyện có nhiều đối thoại, các học viên khác ngồi nghe.

- Nghe đàm thoại nhóm do học viên khác chuẩn bị trước.

Giai đoạn 3: Giống sơ cấp nhưng khó khăn hơn. Thêm các hoạt động sau:

- Giáo viên hoặc học viên mô tả nhân vật hoặc địa điểm, các học viên khác

đốn tên nhân vật hoặc địa điểm đó.

- Điền miệng cho đủ những câu thiếu sót (ví dụ: Các định nghĩa, bổ sung những thông tin về thời gian, mùa, nghề nghiệp…). Câu trả lời được chọn từ

một danh sách viết sẵn phát cho học viên, hoặc trả lời bằng miệng.

Giai đoạn 4: Giống sơ cấp, nhưng học viên có thể trả lời bằng từ ngữ tùy chọn theo trình độ của mình chuẩn bị cho bài tập nói hoặc viết về sau.

Trình độ cao cp:

Giai đoạn 1: Phân biệt những khác nhau nhỏ làm thay đổi nghĩa của câu. Ví dụ: Câu phủ định, nghịch đảo, dạng khác nhau của các câu có ý nghĩa về thời gian…

Giai đoạn 2: Giống trung cấp. Thêm các hoạt động sau:

Nghe giáo viên đọc cả câu truyện mà học viên đã có học từng phần; Nghe bài học viên khác điện thoại với nhau (có chun b);

Nghe báo cáo (có chun b) về một chuyện vui xảy ra; Nghe đọc thơ, truyện đã học qua băng đĩa.

Giai đoạn 3: Giống trung cấp. Thêm các hoạt động sau:

Điền vào cuối cho thành câu đầy đủ ý nghĩa khi nghe những chuỗi âm thanh ngày càng dài hơn.

Trả lời câu hỏi kèm theo giải thích lý do, hồn cảnh.

Trả lời bằng tiếng Việt sau khi nghe những đoạn lời nói dài. Thỉnh thoảng kết hợp với bài tập trả lời bằng tiếng bản ngữ của học viên.

Kết hợp với đọc chính tả: Giáo viên sơ lược về nhân vật, bối cảnh với hỉnh

ảnh minh họa, và thảo luận xong mới đọc một đoạn chính tả. Giai đoạn 4:

Sau khi đọc những đoạn dài (truyn ngn, giai thoi, tài liu thông tin…),

tùy chọn cũng cho trước. Khuyến khích học viên xem kịch, phim, nghe dài, tham gia các câu lạc bộ tiếng Việt…

Trong khi tiến hành các bài tập luyện nghe hiểu, cần lưu ý các điểm sau: - Tốc độ lời nói bình thường, khơng chậm hoặc nhanh q, để học viên làm quen được với thực tiễn một cách chính xác, khi gặp trường hợp thật ngồi đời sẽ khơng luống cuống.

- Độ dài mệnh đề phát âm và ngắt nghỉ lâu mau giữa các mệnh đề này, cũng rất quan trọng. Đề dễ dàng nhận diện, mỗi mệnh đề chỉ nên gồm 5 đến 8 từ, và ngắt nghỉ hơi lâu một chút để trí óc kịp tổng hợp những gì vừa nghe thành nhóm có ý nghĩa.

- Tài liệu học tập nên được lặp đi lặp lại và có thể dưới hình thức giải thích hoặc miêu tả khác đi một chút để dễ nhận diện, gây hứng thú. Nếu đọc tài liệu mới liên tục, có thể khiến người học khó nhận diện và sinh ra nản chí, bối rối khơng lợi cho việc rèn luyện.

- Kỹ năng nghe phải được rèn luyện thường xuyên lâu dài, mỗi ngày một tài liệu khó hơn, và rèn luyện song song với các kỹ năng khác.

Kết hp cùng lúc luyn nghe và luyn nói

Thơng thường, kĩ thuật dạy học chính là ghi nhớ đối thoại và tập đọc thực hành mẫu cấu trúc, nhấn mạnh đến rèn luyện nói. Muốn kết hợp với luyện nghe, có thể tiến hành những bước sau, trong khi tập đọc thực hành đàm thoại và mẫu câu. 1. Trình bày bài đối thoại thành một câu chuyện, dùng từđơn giản. Giải thích trước những từ mới trong bài đàm thoại bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, từđồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đơn giản đã học. Lúc này mục đích khơng phải học nghĩa chính xác của các từ mà là truyền đạt nội dung tổng quát câu chuyện. Về sau muốn thực hành thêm kỹ năng nghe hiểu, có thể tơ điểm câu chuyện bằng cách dựng nên những sự việc (của các nhân vật) khơng có trong bài đàm thoại, và chỉ sử dụng các từđã học. 2. Trình bày đúng nguyên văn bài đàm thoại, đóng các vai khác nhau. Nếu cần, vẽ

hình trên bảng để cho thấy rõ nhân vật nào đang nói. Ngừng để giải thích từ mới bằng nét mặt, cử chỉ, từđơn giản…Học viên chăm chú nghe theo dõi.

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

3.Trình bày đàm thoại lại một cách liên tục để học viên cảm thấy trong thực tếđàm thoại diễn ra nhanh như thế nào.

4. Có câu hỏi “đúng- sai” để kiểm tra nghe hiểu của học viên. Giáo viên đọc một hai câu đàm thoại, theo sau có câu hỏi, học viên viết trả lời trên bảng nhỏ hoặc giấy trắng, rồi giơ lên cho giáo viên xem. Giáo viên giải đáp câu hỏi, nắm xem tình hình hiểu bài của học viên, nếu thấy học viên gặp khó khăn, Giáo viên đọc lại câu đàm thoại nào là câu trả lời đúng, hoặc giáo viên có thể lặp lại cả hoạt động để học viên tập lại.

5. Lặp lại cả bài đàm thoại, tốc độ bình thường, khơng ngừng nghỉ, để tập trung hơn, học viên có thể nhắm mắt lại để nghe khỏi bị phân tán vào việc khác.

6. Chỉ định học viên đóng các vai trong đoạn hội thoại. Đặt những câu hỏi ngoại ngữ mà học viên tùy theo vai của mình phải trả lời đúng hoặc sai, hoặc trả lời ngắn gọn, rồi để học viên tự diễn nghĩa là rèn luyện nghe cùng một bài học nhưng dưới những hình thức khác để cho sống động hơn, bớt nhàm chán.

7. Báo trước sẽ đọc nhanh có có kiểm tra nghe hiểu đi kèm, rồi mới đọc lại cả bài

đàm thoại, học viên nhắm mắt lại tập trung nghe. 8. Ra bài kiểm tra nghe hiểu.

9.Thỉnh thoảng thực hành kiểu ôn tập, dùng các bài đàm thoại đã học trước hoặc phim ảnh, băng đĩa mới nhưng các từ hầu hết đã học rồi.

Rèn luyn nói tiến hành qua hai giai đon

1. Xây dựng thói quen ngơn ngữ một cách máy móc bằng luyện đi luyện lại cho thuộc làu những kết hợp của tiếng Việt về từ vựng, cấu trúc…, tức là phải thực hành nhiều những kiểu mẫu ngữ điệu, những câu thực hành mẫu, những chọn lựa ngay thành các câu đầy đủ ý nghĩa, những mở rộng câu bằng cách thêm bổ ngữ hoặc cụm từ phụ, những thành ngữ, sáo ngữ…

2. Vận dụng cùng lúc và mau lẹ tất cả những yếu tố ngôn ngữđã thuộc, để biểu thị ý tưởng của mình bằng lời nói. Chú ý đến văn phong, các yếu tố về văn hóa trong ngơn ngữ mà người tham gia đối thoại thể hiện thân mt, bình thường, lnh lùng,

Một phần của tài liệu GIẢNG dạy TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI nước NGOÀI nói TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)