Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu GIẢNG dạy TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI nước NGOÀI nói TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP (Trang 46 - 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.10. Cơ sở thực tiễn

Học Tiếng Việt rất khó, đó là nhận định của hầu hết của những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Họ có thể học được rất nhiều thứ

tiếng nước ngoài nhưng ngoại trừ tiếng Việt. Khi Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế,ngày càng nhiều cơng ty nước ngồi đầu tư làm ăn ở Việt Nam cũng như khách du lịch, các nhà nghiên cứu, sinh viên v.v... theo học tiếng Việt ở thành phố Hồ Chí Minh các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy theo mục đích của học viên.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến sống và làm việc tại Việt Nam, vấn đề quan trọng là làm sao xóa bỏ rào cản ngôn ngữ cho họ. Trên thực tế, tiếng Việt khó hơn tiếng Anh rất nhiều bởi vì tiếng Việt có dấu, có cách phát âm và ngữ pháp phức tạp hơn.

Do đó, người nước ngồi thường lúng túng khi sử dụng tiếng Việt. Khơng ít người nước ngồi bắt chước nói giọng Việt bập bẹ rất khó nghe.

Họ mất rất nhiều thời gian để học tiếng Việt, dù có cố gắng tự học, tự luyện giọng mãi nhưng vẫn không sao thông thạo được từ giọng điệu cho đến cấu trúc câu

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

từ ngữ pháp rắc rối của tiếng Việt. Vì lý do này, hiện tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố lớn trong cà nước đang mở ra các trung tâm và lớp dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài. Việc này địi hỏi đội ngũ giáo viên khơng

những vững về chun mơn mà cịn hiểu biết về văn hóa của mình và của học viên. Một giáo viên bản ngữ vừa giỏi tiếng Việt, vừa biết sử dụng tiếng Anh, hồn tồn có thể làm được điều này nếu có phương pháp dạy tốt. Người học phải nhận được kiến thức từ một phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của họ trong thời gian ngắn. Phải tạo điều kiện cho họ có nhiều cơ hội để giao tiếp với người Việt, giúp họ ngày càng tự tin và sử dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp.Việc hiểu và tiếp cận nền văn hố Việt Nam và tìm hiểu tâm lý con người Việt Nam là một trong những chìa khóa quan trọng, để mang đến thành cơng cho người nước ngoài trong giao tiếp cũng như sinh sống làm việc tại Việt Nam. Ta hãy xem xét và tìm hiểu các phương pháp dạy tiếng Việt đã và đang được áp dụng hiện nay

để so sánh với phương pháp giao tiếp hầu rút ra những ưu, khuyết điểm để chúng ta

có thể chọn lựa phương pháp tốt nhất cho việc dạy và học tiếng Việt.

Tóm lược mt s phương pháp ging dy ngoi ng

Phương pháp dịch - ngữ pháp (The Grammar-Translation Method)

Phương pháp dịch - ngữ pháp được xem như là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cổ điển. Mục đích của phương pháp này giúp người học ngoại ngữ đọc được những tài liệu và những tác phẩm văn học bằng ngơn ngữ đích. Giáo viên giữ vai trị tuyệt đối điều hành trong lớp, trong khi đó học viên chỉ là người thụ động tiếp nhận thông tin từ giáo viên. Giáo viên chỉ sử dụng ngôn ngữ nguồn trong việc giảng dạy và hướng dẫn. Một bài học tiêu biểu của phương pháp này bao gồm sự trình bày công thức ngữ pháp, danh sách các từ mới và bài tập dịch.

Phương pháp trc tiếp (The Direct Method)

Phương pháp trực tiếp còn được gọi là phương pháp tự nhiên (Natural

method) vì phương pháp này bắt chước cách tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên của con người. Phương pháp này có những đặc điểm như sau:

- Ý nghĩa được gắn liền trực tiếp với ngơn ngữ đích bằng cách liên kết hình thức ngôn ngữ với hoạt động, đối tượng bắt chước, cử chỉ và tình huống. - Việc dạy đọc và viết phải tiến hành sau việc dạy nói.

- Ngữ pháp được lĩnh hội bằng con đường quy nạp.

Phương pháp nghe-nói (Audiolingual Method)

Phương pháp nghe nói hay cịn gọi là phương pháp Quân đội (Army method). Phương pháp này gần giống với phương pháp trực tiếp. Gồm có những điểm chính sau đây:

- Nhấn mạnh dạy nghe và nói trước việc dạy đọc và viết. - Sử dụng các bài hội thoại và luyện tập

- Khơng khuyến khích việc dùng tiếng mẹđẻ trong lớp học. - Thường sử dụng thao tác phân tích, đối chiếu.

Phương pháp Nghe – Nói chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ học cấu trúc và chủ

nghĩa hành vi.

Phương pháp con đường im lặng (The silent way)

Đây là phương pháp do C.Gattegno đề xướng. Phương pháp này sử dụng cử

chỉ, bắt chước lẫn nhau, tức là những tấm thẻ gỗ có chiều dài và màu sắc khác nhau mà

giáo viên dùng để giúp học viên nói. Phương pháp này có tên như vậy là do sự im lặng tương đối của giáo viên sử dụng những kỹ thuật này. Nguyên tắc cơ

bản của phương pháp “con đường im lặng” là “Việc dạy là phụ trợ cho việc học”

Phương pháp phn ng (The total physical response)

Phương pháp này do Asher đưa ra, thuộc một cách tiếp cận mới đối với việc dạy tiếng và có tên gọi là: “Cách tiếp cận hiểu” (The comperhension approach). Nó

được gọi như thế bởi vì tầm quan trọng mà nó dành cho việc nghe hiểu (Listening comprehension).

Trong phương pháp phản ứng các học viên nghe và phản xạ lại những yêu cầu bằng lời trong ngôn ngữ đích của giáo viên. Các đơn vị được giới thiệu bằng ngoại ngữ là các mệnh lệnh, yêu cầu và chỉ dẫn, đòi hỏi một sựđáp lại bằng hành

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

động thể chất của người học. (Thí dụ : “Hãy mở cửa sổ” hoặc “Hãy đứng dậy”).

Phương pháp giao tiếp (Communicative Language Learning / Communicative Approach)

Phương pháp giao tiếp do các nhà ngôn ngữ học ứng dụng người Anh đề

xướng. Phương pháp này nhấn mạnh: Mục đích của việc học ngoại ngữ ( đây là tiếng Việt) là năng lực giao tiếp (Communitive Competence), nghĩa là, muốn cho học viên giao tiếp bằng ngơn ngữ đích. Có rất nhiều nhà phương pháp luôn nhấn

mạnh đến sự thủ đắc các cấu trúc ngôn ngữ hoặc từ vựng. Các nhà sư phạm chủ

trương phương pháp giao tiếp đều hiểu rằng cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng là quan trọng. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng việc chuẩn bị cho sự giao tiếp sẽ không đạt kết quả tốt nếu chỉ dạy cho học viên những điều trên. Học viên có thể biết được một số

cơng thức các cách dùng ngôn ngữ chứ không thể dùng ngôn ngữ. Trong giao tiếp chúng ta dùng ngôn ngữđể thực hiện một số chức năng như tranh luận, thuyết phục, hứa hẹn, v.v… Những chức năng này được tiến hành trong cuộc sống hàng ngày.

Khi thực hiện giao tiếp, người nói sẽ chọn cách riêng để thể hiện việc tranh luận của mình. Người nói khơng chỉ dựa vào ý định hoặc tình cảm riêng của mình mà cịn tùy thuộc vào đối tượng mà mình đang giao tiếp và quan hệ với đối tượng giao tiếp. Chúng ta biết giao tiếp là một tiến trình, học viên chỉ đạt được một phần

tri thức về các hình thức, ý nghĩa, chức năng của ngơn ngữ. Học viên phải có khả

năng áp dụng những tri thức này đúng với ý nghĩa giao tiếp.

Thơng qua sự trao đổi giữa người nói với người nghe hoặc người đọc với người viết, ý nghĩa của nó sẽ trở nên rõ ràng. Khi người nghe trao cho người nói sự

phản hồi (feedback), thì chứng tỏ người nghe hiểu hoặc không hiểu cái điều người nói đã nói. Bằng cách này người nói có thể nhận thức lại điều mình đã nói và cố

gắng truyền đạt lại điều đó, nếu cần thiết.

Nhiệm vụ chính của những giáo viên sử dụng phương pháp này là làm thế nào để học viên có năng lực giao tiếp (Communitive Competence).

Với yêu cầu này, cũng là mục đích của nhiều phương pháp khác, thì ở

phương pháp giao tiếp khái niệm năng lực giao tiếp được đặc biệt quan tâm và mở

Năng lực giao tiếp thể hiện ở chỗ người ta có thể sử dụng ngơn ngữ phù hợp trong một bối cảnh có sẵn. Để làm được điều này, học viên cần có tri thức về các cấu trúc ngôn ngữ, từ vựng và chức năng. Họ cần hiểu rằng có nhiều hình thức ngơn ngữ khác nhau có thể dùng để biểu thị một nội dung, và cũng có khi một trường hợp một hình thức ngơn ngữ có biểu thị nhiều nội dung. Họ phải chọn trong số đó những hình thức phù hợp nhất dành cho bối cảnh xã hội và vai trò của người cùng đối thoại (The interlocuter). Thêm vào đó, họ cũng phải điều chỉnh tiến trình giao tiếp với người đối thoại của mình.

Với phương pháp này, học viên có kiến thức ngơn ngữ giới hạn cũng có thể

giao tiếp thành cơng. Giáo viên giữ vai trò như một người cố vấn cũng như là người thúc đẩy việc học của học viên, trong khi đó học viên là người giao tiếp. Giáo viên

được xem như người quản lý những hoạt động trong lớp và học viên được xem như

là người tự quản lý có trách nhiệm về việc học của mình.

Ngơn ngữ nguồn gần như khơng có vai trị riêng trong lớp học mà ngơn ngữ

đích được xem như là công cụđể giao tiếp chứ không phải là chủđềđể học.

Ngơn ngữ đích được giáo viên và học viên sử dụng cho những hoạt động, hướng dẫn và giải thích. Sự tương tác giữa học viên với học viên xảy ra rất thường xuyên trong những hoạt động nhóm, cặp, trong thảo luận. Bốn kỹ năng ngôn ngữ được giảng dạy từ khi học viên mới bắt đầu học. Chương trình học được thiết kế

chủ yếu dựa vào hồn cảnh và mục đích cụ thể của người sử dụng ngơn ngữ trong bối cảnh đó.

Ngơn ngữđược giảng dạy bằng phương pháp này chủ yếu dành cho việc giao tiếp và những chủ đề văn hóa tập trung vào cuộc sống thường ngày của người nói ngơn ngữđích. Từ vựng được giảng dạy chủ yếu bằng cách dạy nghĩa của từ thơng qua

những cơng cụ nghe nhìn, những mơ hình, những vật thể thực sự và dạy từ vựng chủ yếu qua văn cảnh hoặc những trò chơi. Phương pháp này chủ yếu nhấn mạnh vào việc phát triển kỹ năng nghe -nói-đọc-viết mà ít chú ý đến kiến thức từ vựng.

Điều này dẫn đến tình trạng học viên có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng sẽ cảm thấy hơi khó khăn trong việc giao tiếp vì thiếu hụt một số lượng từ vựng.

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

Học viên có thể phần nào khắc phục tình trạng này bằng cách tăng cường, thực hiện các cuộc giao tiếp và thảo luận với nhiều chủđề đa dạng.

Phương pháp này có ưu điểm là dạy từ vựng gắn liền với văn cảnh và trị

chơi. Học viên có thể nắm vững được cách sử dụng từ trong từng tình huống cụ thể. Hơn nữa, học viên có thể hình dung được những từ cụ thể thông qua những minh họa trực quan và sinh động.

Tóm lại, chúng tơi kết hợp các phương pháp trên và rút ra những ưu điểm.

Để chọn một phương pháp dạy tối ưu nhằm thông qua hoạt động của ngôn ngữ mà

đất Nước, con Người và văn hóa Việt được giới thiệu với bạn bè khắp năm châu đó là: Dy tiếng Vit cho người nước ngoài theophương pháp giao tiếp.

Để nắm vững và áp dụng đúng theo yêu cầu của phương pháp này, chúng ta nên phân biệt giữa tiếng nói và ch viết vì phân biệt giữa tiếng nói và chữ viết giúp cho việc giảng dạy đúng với nhu cầu giao tiếp của ngơn ngữ. (xem hình 1.3)

Hệ thống tiếng nói là một hệ thống phát âm và thu nhận âm; có nghĩa là một hệ thống mơ tả và phân tích giữa người nói với người nghe. Muốn giao tiếp bằng tiếng nói ta phải nói được và nghe được, hiểu được. Đây là hai kỹ năng phải được trau dồi

để học

viên có thể dùng ngơn ngữ trong giao tiếp.

Hệ thống chữ viết là một hệ thống ký hiệu để ghi lại âm thanh của hệ thống tiềng nói. Ký hiệu đó gọi là chữ viết.

Muốn giao tiếp bằng chữ văn bản (chữ viết), học viên phải được trau dồi kỹ

năng đọc hiểu và viết.

Dạy ngơn ngữ là dạy 4 kỹ năng: Nghe-Nói-Đọc-Viết. Đối với phương pháp giao tiếp, kỹ năng nghe và nói được chú trọng nhất vì hoạt động chính của ngơn ngữ

là nghe và nói. Tuy vậy phương pháp này cũng khơng xem nhẹ các kỹ năng còn lại, chúng được giáo viên rèn luyện cho học viên suốt trong quá trình học thơng qua các bài đàm thoại …vv.

Hình 1.3: Biu đồ dy bn k năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết

Theo biểu đồ trên ta thấy việc dạy ngôn ngữ (tiếng Vit) là luyện bốn kỹ

năng: nghe, nói, đọc và viết để học viên có thể dùng trong việc giao tiếp. Trong thực tếđời sống hằng ngày, việc giao tiếp trc tiếp nhiu hơn là giao tiếp gián tiếp,

nghĩa là chúng ta dùng phần lớn hệ thống tiếng nói trong giao tiếp. Chính vì lẽ ấy, trong phương pháp giao tiếp, kỹ năng nói và nghe nên cho học viên được rèn luyện rất kỹ song song với kỹ năng đọc và viết. [12, tr.13]

Đứng trên quan điểm và góc nhìn của Việt Nam học, người làm công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi nói tiếng Anh, ngồi kiến thức về Việt ngữ học, về phương pháp sư phạm ngoại ngữ cũng cần phải có kiến thức nhất định về văn hóa Việt Nam và văn hóa của người học. Dạy và học một thứ tiếng là dạy và học ngôn ngữ của một cộng đồng có những đặc thù văn hóa riêng hay nói một cách khác, tức là dạy và học một bộ phận văn hóa của dân tộc đó. Bởi ngơn ngữ là một trong những thành tố quan trọng nhất cấu thành nên nền văn hóa dân tộc và phản

Ging dy tiếng vit cho người nước ngồi nói tiếng Anh bng phương pháp giao tiếp

ảnh chính nền văn hóa đó. Học tiếng Việt là phải tiếp nhận văn hóa Việt Nam thơng qua sự truyền giảng và giải mã của giáo viên.

Chính bởi vậy, ngồi kiến thức về ngơn ngữ ra, người thầy cần phải hiểu biết về văn hóa càng nhiều càng tốt.

Ngơn ngữ và văn hóa đóng vai trị quan trọng đối với mỗi cá nhân, qua giao tiếp ta có thểđánh giá một người có văn hóa hoặc thiếu văn hóa, lịch sự hoặc khơng lịch sự. Văn hóa cịn ảnh hưởng đến phong cách, tư duy của mỗi con người. Ngơn ngữ và văn hóa phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi dạy ngôn ngữ dù ở cấp độ nào ta không thể tách rời văn hóa khỏi ngơn ngữ. Việc sử dụng các yếu tố văn hóa trong giảng dạy ngơn ngữ sẽ mang lại những kết quả tốt nhất cho học viên. Có như thế người dạy tiếng Việt mới có thể giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam cho người nước ngoài một cách hiệu quả thông qua việc giảng dạy ngôn ngữ tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp (hay còn gọi là tiến

trình giao tiếp: The communicative language approach). Tiu kết

Trong bối cảnh đất nước Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa, cùng với sự giao lưu, đi lại trên toàn thế giới ngày nay càng dễ dàng. Điều này đưa đến sự bùng nỗ học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Việt của chúng ta, việc đáp ứng nhu cầu này đã đưa việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay trở thành một một vấn đề quan trọng. Học viên học tiếng ngày nay, ngoài học và thực tập tiếng với giáo viên trong lớp, học viên còn được sự hỗ

trợ của phương tiện nghe nhìn, của Internet, báo chí, phim ảnh vv.. Học viên có cơ

hội học ngoại ngữ (tiếng Việt) trong ngữ cảnh sống động, có nhiều sự trợ giúp. Họ

học đạt hiệu quả tốt hơn so với bất cứ giai đoạn nào trước đây. Khi nói đến ngơn ngữ thì hoạt động chính cuả ngơn ngữ đó là giao tiếp. Muốn giao tiếp và tìm hiểu

văn hóa của một dân tộc, trước hết người ta phải học ngôn ngữ của dân tộc đó.

Một phần của tài liệu GIẢNG dạy TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI nước NGOÀI nói TIẾNG ANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)