3.1.4.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam
Để thực hiện hóa các Cơng ước Quốc tế tại “Mục 2.2 - Chương II”, Việt Nam đã ban hành và thực thi các chính sách:
Chính sách bn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam: Từ năm 1994, Việt
Nam trở thành thành viên của Cơng ước CITES, các chính sách về gây ni và bn bán động thực vật hoang dã được ban hành nhiều hơn nhằm thực thi Công ước:
- Chiến lược về bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc bn bán các lồi q hiếm, có
nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác hủy diệt, đặc biệt trong khai thác thủy sản, đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại vi.”
- Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm sốt bn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 có nhận định: “... Việt Nam phải đối mặt với tình
trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp động thực vật hoang dã diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Cơng tác kiểm sốt bảo vệ động thực vật hoang dã hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả như mong muốn...” để khắc phục tình trạng trên, kế hoạch hành động đó đưa ra mục
tiêu chung là: “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức
năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã, tiến tới quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã, góp phần thiết thực vào việc thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010.”
- Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ gia đoạn 2006 – 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang dã... Đặc biệt, người dân đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ mới này... Việc gây nuôi động vật hoang dã cũng phát triển như vậy...”
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam 2006 – 2020 định hướng: “Bảo
tồn rừng phải kết hợp giữa bảo tồn tại chỗ với bảo tồn ngoài nơi cư trú tự nhiên trên diện rộng, kết hợp với phát triển gây nuôi động vật rừng theo hướng đạt hiệu quả kinh tế cao và được kiểm soát theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn hàng hóa phục vụ bảo tồn rừng... Có cơ chế cho các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.”
- Luật đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động, thực vật hoang dã nói riêng. Luật có dành một chương riêng (chương IV) quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các
loài sinh vật. Quan điểm về bảo tồn động, thực vật hoang dã trong Luật đa dạng sinh học đã có sự đổi mới cơ bản, đó là bảo tồn phải kết hợp với khai thác, sử dụng; chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan bảo đảm hài hịa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. [29]
Các văn bản dưới luật cũng được ban hành nhằm quản lý và định hướng hoạt động khai thác và buôn bán đặc biệt là buôn bán quốc tế như:
- Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính Phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã;
- Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định trên;
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 30/3/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
- Quyết định số 54/QĐ-BNN ngày 5/7/2006 về việc công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, nhập nội từ biển, quả cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đây là một văn bản nhằm cụ thể hóa việc thực thi CITES. Nghị định nêu tương đối đầy đủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm. Nghị định kèm theo 5 phụ lục biểu là các mẫu đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ cũng như mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã và đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quý hiếm và động thực vật hoang dã thông thường.
Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chính sách về bảo vệ động thực vật hoang dã tương đối đầy đủ ở nhiều mức độ từ chính sách, văn bản luật và dưới luật. Với hệ thống chính sách đó, Việt Nam đã và đang tiến tới việc quản lý được hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, gây nuôi, xuất nhập khẩu động thực vật hoang dã. Số lượng động vật, thực vật có nguồn gốc từ trồng cấy nhân tạo và gây nuôi hợp
pháp đã tăng nhiều. Hoạt động khai thác, nuôi, trồng động thực vật hoang dã đã mang lại việc làm và thu nhập cho nhiều gia đình, nhiều cộng đồng và bước đầu góp phần vào phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Việt Nam với những nỗ lực bảo vệ tầng ô dơn: Việt Nam chính thức phê chuẩn
Nghị định thư Montreal vào tháng 01 năm 1994. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là nước tuân thủ đầy đủ các qui định của Nghị định thư Montreal.
Ngày 11 tháng 7 năm 2005, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất suy giảm tầng ô dôn. Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, xác nhận đăng ký cho các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập – tái xuất các chất suy giảm tầng ô dôn thuộc Nghị định thư, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia vào một trong các hoạt động nêu trên trong lãnh thổ Việt Nam.
Tháng 7/2011, liên Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn thay thế thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT.
Mục tiêu của việc xây dựng Thông tư liên tịch này là nhằm kiểm soát nhập khẩu và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ơ dơn nhóm chất HCFC, loại trừ dần, tiến tới loại trừ hoàn toàn nhập khẩu và sử dụng các chất này theo quy định của Nghị định thư Montreal mà Việt Nam đã phê chuẩn tham gia, thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng các dự án hỗ trợ tài chính và cơng nghệ từ quỹ đa phương thi hành Nghị định thư Montreal cho việc loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam.
Dự thảo Thông tư liên tịch này nêu rõ hạn ngạch nhập khẩu từng năm bắt đầu từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2019 cho từng nhóm chất HCFC. Cụ thể là trong năm 2012, hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC-14b là 500 tấn, năm 2013 là 300 tấn... và từ năm 2015 trở đi hạn ngạch nhập khẩu loại chất này là 0. Với các chất HCFC khác, hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ giảm dần từ 3.700 tấn vào năm 2012 xuống còn 3.600 tấn vào năm 2015.
Hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC cho từng năm từ năm 2016 đến năm 2019 sẽ được cắt giảm tương ứng đối với các chất mà các doanh nghiệp sử dụng các chất đó hồn thành q trình chuyển đổi sản xuất sang các chất thay thế do quỹ đa phương thi hành Nghị định thư cung cấp tài chính, cơng nghệ cho q trình chuyển đổi.
Nhờ các chính sách cương quyết của Chính phủ, nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thương mại cùng các cơ quan liên quan, sự tham gia của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người tiêu dùng cùng hỗ trợ tài chính của quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc từng bước hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô dôn. Trong thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn holon và gần 400 tấn methyl bromide - những chất gây suy giảm tầng ô dôn. Song nhờ những nỗ lực giảm thiểu, trên 200 tấn CFC 12 (chiếm gần 1/2 tổng số CFC được sử dụng trong cả nước) đã được loại trừ và đến thời điểm này khơng cịn doanh nghiệp nào tại Việt Nam sử dụng CFC trong sản xuất mỹ phẩm. Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12 (chất làm suy giảm tầng ơ dơn nhóm CFC) và bắt đầu từ 1/1/2010 tồn bộ các chất nhóm CFC bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Việt Nam với việc thực thi Công ước Basel: Việt Nam tham gia Công ước
ngày 13/3/1995; Cơng ước có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11/6/1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định để thực thi Công ước Basel nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi trường, đặc biệt là chất thải độc hại nguy hiểm. Xây dựng những quy định thích hợp để quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hiểm. Sau ngày 13/3/1995, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo đảm việc quản lý chất thải một cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Các văn bản quan trọng nhất bao gồm:
- Để bảo đảm thực thi Công ước đạt hiệu quả cao hơn, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 1/7/2006 đã pháp điển hoá một số quy định nằm rải rác trong các văn bản được ban hành trước đây. Luật bảo vệ môi trường 2005 đã thiết kế một chương (Chương VIII) về quản lý
chất thải; trong đó đã quy định rõ ràng và cụ thể hoạt động quản lý chất thải, từ giảm thiểu việc sản sinh, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng cho tới xử lý chất thải. Luật bảo vệ mơi trường 2005 cũng đã có những quy định cụ thể đối với việc quản lý từng loại chất thải gồm chất thải rắn thơng thường, nước thải, khí thải và chất thải nguy hại. Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng được quy định tại Điều 43 Luật bảo vệ môi trường 2005. [24]
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường 2005. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 8/9/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Mơi trường.
- Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với những hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng của cá nhân được quy định trong Chương 17, Bộ luật Hình sự 2005, quy định về các tội phạm về môi trường.
Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân thực hiện quản lý chất thải. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản sinh ra chất thải, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giám sát các hoạt động này được quy định tương đối rõ ràng trong văn bản pháp luật, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại.
Một trong những nghĩa vụ khác mà thành viên của Cơng ước Basel phải thực hiện là hình thành cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện cho việc thực hiện Công ước; hợp tác với các quốc gia thành viên trong hoạt động trao đổi thông tin với Uỷ ban của Công ước và với các quốc gia thành viên khác. Theo đó, Việt Nam đã xác định Cục bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm chức năng Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam của Công ước Basel và là đầu mối thực hiện Công ước Basel ở Việt Nam. Trong thời gian qua, cơ quan này thường xuyên trao đổi thông tin, văn bản với Ban thư ký Công ước về các lĩnh vực xây dựng các văn bản pháp luật nhằm thực hiện Cơng ước ví dụ như Nghị định thư về trách
nhiệm và bồi thường, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý các chất thải y tế, các hướng dẫn kỹ thuật xử lý các loại chất thải có nguồn gốc dầu mỏ, chất thải chứa PCB, chất thải là ắc quy, chì, axít, chất thải lốp ô tô, chất thải từ phá dỡ tàu biển.
Nội luật hóa nội dung của Cơng ước đa dạng sinh học 1992: Bảo tồn đa dạng
sinh học được coi là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường (bên cạnh các nhiệm vụ phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường) được đề cập đến trong Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm ngăn chặn suy thối đa dạng sinh học, từ đầu những năm 1960 Chính phủ và các Bộ, ngành đã xây dựng các chính sách và nhiều văn bản pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó đến nay, việc cải cách thể chế và luật pháp đã phát triển nhanh chóng với sự ra đời nhiều bộ luật có liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); Luật Thủy sản năm 2003; và gần đây nhất, Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn tháng 11 năm 2008.
Có thể nói việc ra đời của Luật Đa dạng sinh học đánh dấu một bước tiến căn bản trong q trình hồn thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Lần đầu tiên có một Luật đề cập tổng thể, bao quát hết các khía cạnh bảo tồn, từ vấn đề quy hoạch đa dạng sinh học, đến bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, loài, nguồn gen. Luật cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các cơ chế tài chính, hồn thiện tổ chức, tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Nhằm triển khai thực hiện, ngay sau khi Luật Đa dạng sinh học chính thức có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2293/QĐ- BTNMT ngày 30/11/2009 về việc phê duyệt Chương trình thực hiện Luật Đa dạng sinh học của Bộ giai đoạn 2009- 2015. Đây là văn bản chuyên ngành hỗ trợ cho việc