Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế
Thông thường khi rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, mơi trường được áp dụng thì đối tượng của nó khơng chỉ là một hay một số ít các doanh nghiệp mà đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường đó. Vụ việc cá tra Việt Nam bị các thành viên của WWF ở 6 nước Châu Âu đưa vào “danh sách đỏ”, ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Nếu như các doanh nghiệp cùng chung sức để đối phó với các rào cản thì sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với từng doanh nghiệp đấu tranh lẻ tẻ. Mặt khác, họ lại cần phải hợp tác chặt chẽ trong việc đấu tranh với các biện pháp trừng phạt thương mại của nước nhập khẩu. Đối với tình huống này, giải pháp được tiến hành là thành lập và tham gia các nghiệp đoàn, các hiệp hội của các nhà xuất khẩu. Từ đó tạo thành liên minh thống nhất có chung đối sách với rào cản thì sẽ nhận được phán quyết có lợi hơn. Bài học cho giải pháp này chính là việc hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có những hành động rất quyết liệt bảo vệ ngành cá tra Việt Nam nói chung và các doanh xuất khẩu cá tra Việt Nam nói riêng.
Hiệp hội là nơi cung cấp các nguồn thơng tin quan trọng, có thể tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thông tin, hình thành các nhóm thương mại. Các hiệp hội là nơi cấp nguồn thông tin phong phú để giới thiệu về các thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ tài chính và cơ hội tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội có thể trở thành đối tác với cơ quan chức năng Nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm giải quyết bức xúc của các doanh nghiệp.
Các hiệp hội hồn tồn có thể làm tốt những chức năng vốn được xem là của Nhà nước, vừa giảm gánh nặng, vừa hạn chế được phiền hà từ bộ máy hành chính và tăng cường chất lượng dịch vụ dưới sức ép của yêu cầu minh bạch, cạnh tranh. Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là giải pháp để tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để hiệp hội, ngành hàng hoạt động hiệu quả hơn, Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh
nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường.
Tuy nhiên, có một thực trạng là nhiều doanh nghiệp không mặn mà tham gia hiệp hội. Một số hiệp hội cũng chưa chứng tỏ vai trị của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Các hiệp hội của Việt Nam chưa thực sự có sức cạnh tranh và sự liên kết chặt chẽ. Cá biệt với một số hiệp hội, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên vẫn xảy ra, việc vi phạm nghị quyết của hiệp hội là khá phổ biến nhưng cơ chế ngăn chặn và xử lý lại kém hiệu quả. Các kiến nghị của hiệp hội chỉ tập trung vào kiến nghị với Chính phủ về vấn đề bù lỗ, bù lãi suất, thưởng hoặc hỗ trợ tài chính, một số kiến nghị mang tính chất cục bộ, không phù hợp với thông lệ quốc tế và WTO. Hầu hết các hiệp hội không quan tâm đến công tác dự báo và chuẩn bị các điều kiện để đối phó với các rào cản về mơi trường trong thương mại quốc tế khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.
Lâu nay, các hiệp hội ở nước ta vẫn bị coi là dựng lên để đấy, chứ khơng có thực quyền. Xảy ra tình trạng này trước hết là nhận thức nhiều người quá đề cao vai trò Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Nhà nước có thể cáng đáng và giải quyết mọi công việc trong xã hội. Hiệp hội chỉ là tổ chức phụ trợ, thứ yếu và mang tính biểu tượng. Gia nhập hiệp hội, các doanh nghiệp thường kỳ vọng ở các hiệp hội ngoài việc đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho mình cịn phải góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo nhân lực, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ cần thiết khác. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc nộp lệ phí, góp tiền để ni hiệp hội thì họ phải có lợi ích nhất định. Tuy nhiên trên thực tế thì các hiệp hội hiện nay với những hạn chế về kinh phí, nhân lực, bộ máy... rất khó để đáp ứng các yêu cầu nói trên của doanh nghiệp
Từ những tồn tại trên, để nâng cao hơn nữa vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc xử lý đối phó với thực trạng ơ nhiễm môi trường trong hoạt động thương mại quốc tế, các hiệp hội phải thành lập hoặc củng cố bộ phận thông tin của hiệp hội để thu thập và xử lý thơng tin có tính chất chun ngành về các thị trường xuất khẩu chủ yếu.
Các hiệp hội cần tăng cường khả năng sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện. Tại hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các hiệp hội chủ động phát động chứ không phải là do các cơ quan quản lý nhà nước. Vấn đề khởi kiện và kháng kiện trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế không phải vấn đề là để phán xử ai thắng ai thua mà là để địi hỏi các quyền đối xử bình đẳng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Lâu nay, các hiệp hội của chúng ta mới chỉ tập trung vào việc đi hầu kiện mà chưa chủ động trong việc khởi kiện và kháng kiện. Vì vậy thời gian tới các hiệp hội tùy theo điều kiện của mình mà cần thiết thì sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện.
Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp là giải pháp để tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để hiệp hội, ngành hàng hoạt động hiệu quả hơn, Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội ngành hàng có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội, ngành hàng hoạt động; thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường.
Các hiệp hội cần tăng cường vai trị của mình trong việc giáo dục tuyên truyền, phố biến kiến thức chuyên ngành tới từng hội viên. Từ đó nâng cao khả năng nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế, các tiêu chuẩn môi trường của từng quốc gia, từng tổ chức, cách thức thực hiện xuất nhập khẩu vượt qua các rào cản của mỗi quốc gia. Các hiệp hội cần xây dựng cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những thành tích nâng cao tính ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường của các hội viên trong phạm vi ngành nghề của mình. Bên cạnh đó, cơ chế kỷ luật cũng cần xây dựng và áp dụng chặt chẽ nhằm nâng cao tính nghiêm minh và vai trị của hiệp hội.
Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trị của các hiệp hội doanh nghiệp càng được nâng cao. Điều này đã được thể hiện qua việc số đông các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ. Do đó, để cạnh tranh,
tồn tại và phát triển được, hiệp hội giờ đây phải tham gia hoạt động hội viên, tác động vào sản xuất, tổ chức lưu thơng sản phẩm và tham mưu cho Chính phủ, bộ, ngành. Cần nâng cao vai trò của hiệp hội trong việc giám sát các cơ quan nhà nước. Vì đây là những đơn vị có tác động rất lớn đến lợi ích của doanh nghiệp trong tháo gỡ những thủ tục hành chính, để các doanh nghiệp thực hiện đúng luật, đúng cam kết khi nước ta gia nhập WTO.