Công ước về bn bán các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 56 - 59)

CBD;

Đảm bảo sự tuân thủ: Các biện pháp thương mại có thể gây sức ép buộc các nước phải tuân thủ và thực hiện mục tiêu của các MEAs. Việc hạn chế bn bán các sản phẩm có chứa chất gây thủng tầng ơ dơn của Nghị định thư Montreal giữa các nước tham gia và không tham gia Nghị định thư là một ví dụ điển hình. Nó tạo sức ép buộc các nước loại bỏ các chất nêu trên trong sản phẩm của mình hoặc đáp ứng những điều kiện nhất định để tham gia Nghị định thư nếu không muốn giảm kim ngạch thương mại. [48]

Dưới đây là nội dung của một số công ước về mơi trường trong đó có các quy định liên quan đến thương mại:

2.2.1. Công ước về bn bán các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (CITES)

Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra việc buôn bán quốc tế lớn về thực và động vật đã chết hay còn sống, bao gồm: khoảng 500.000 con vẹt sống, 10 triệu da lồi bị sát, 10 triệu cây xương rồng, 350 triệu cá cảnh, 50 triệu lông thú… mỗi năm. Buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã mang lại siêu lợi nhuận như buôn bán chất gây nghiện. Việc buôn bán khăn chồng làm từ lơng của lồi Linh dương Tây Tạng là hoàn toàn bất hợp pháp nhưng lại có thể bán được đến 20,000 Euros, hoặc trứng cá muối từ lồi cá tầm có thể bán với giá 8,000 euro/kg ở chợ bán lẻ [43]. Các phương tiện thơng tin đại chúng đang nói đến rất nhiều nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật như hổ, voi... do đó nhu cầu về một cơng ước quốc tế giải quyết vấn đề thương mại đối với những loài động, thực vật này trở nên rõ ràng. Tuy vậy, vào

những năm 1960, khi ý tưởng về CITES được đưa ra thì vấn đề cịn hết sức mới mẻ. Với mức độ khai thác sử dụng vào mục đích thương mại cao như hiện nay, cùng với nhiều nhân tố khác, nhiều loài động thực vật bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Thậm chí, đối với những lồi chưa bị đẩy đến nguy cơ tuyệt chủng, sự tồn tại của một công ước như thế nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại, bảo vệ nguồn tài nguyên cho tương lai là rất quan trọng.

Ngày 1 tháng 7 năm 1975, CITES chính thức có hiệu lực. CITES được coi là một trong những Hiệp định đa phương về môi trường ra đời sớm nhất. CITES ràng buộc trách nhiệm của các nước thành viên tham gia. CITES đưa ra một khuôn khổ mà các nước thành viên phải tuân thủ thông qua hệ thống luật pháp quốc gia của mình. CITES yêu cầu các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất khẩu (xuất khẩu các loài đã được nhập khẩu) các loài chịu sự điều chỉnh của Công ước đều phải được thực hiện thông qua hệ thống cấp phép, hạn ngạch và nhãn mác xuất xứ.

Mục đích của nó là đảm bảo rằng các hoạt động mua bán động vật hoang dã không đe dọa sự sống của chúng. Công ước đang bảo vệ cho hơn 30.000 lồi. Ngay từ lời nói đầu của Cơng ước, đã thể hiện được mục đích của của các nước thành viên:

“Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau. Ý thức được giá trị to lớn của động và thực vật hoang dã về mặt thẩm mỹ, khoa học, văn hố, giải trí và kinh tế. Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế. Ý thức được rằng phải có những biện pháp thích hợp cho các mục tiêu trên là cấp bách.” [4]

Công ước đề ra các nguyên tắc cơ bản cho những lồi bị đe dọa tuyệt diệt do hoặc có thể do bn bán, việc bn mẫu vật của những loài ấy phải tuân theo những quy chế nghiêm ngặt để không tiếp tục đe dọa sự tồn tại của chúng và chỉ có thể thực hiện được trong những trường hợp ngoại lệ; đối với những loài mặc dù chưa bị

đe dọa tuyệt diệt nhưng có thể dẫn đến đó nếu việc bn bán những mẫu vật của những lồi đó khơng tuân theo những quy chế nghiêm ngặt nhằm tránh việc sử dụng không phù hợp với sự tồn tại của chúng.

Theo Điều 8, đối với các quốc gia là thành viên cần tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoản của Công ước và để cấm buôn bán các mẫu vật vi phạm Công ước như: Phạt việc buôn bán hoặc lưu giữ các mẫu vật, hoặc cả hai; Tịch thu hoặc trả lại cho nước xuất khẩu các mẫu vật đó; khi cần thiết, các nước thành viên có thể bằng phương pháp thanh toán nội bộ để chi trả cho những chi phí do hậu quả của việc tịch thu mẫu vật kinh doanh vi phạm những biện pháp sử dụng để thực hiện các điều khoản của CITES, thực hiện chế độ báo cáo thường kỳ việc thực thi Cơng ước… Mỗi nước đều có nhiệm vụ thiết lập một hệ thống giấy phép riêng của mình để kiểm sốt sự di chuyển cuộc sống của các lồi hoang dã xuất khẩu và nhập khẩu. Đồng thời, có nhiệm vụ chỉ định một cơ quan quản lý để điều khiển hệ thống giấy phép đó và một cơ quan khoa học nghiên cứu xác định xem việc bn bán có thể làm hại đến sự tồn tại của các lồi hay khơng.

Cơng ước này có 3 Phụ lục, trong đó đưa ra danh mục các loại với các cấp độ cần bảo vệ khác nhau:

Phụ lục 1: Bao gồm các loại có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thương mại đối với các loài này chỉ được phép trong một số trường hợp ngoại lệ;

Phụ lục 2: Bao gồm các loài chưa có nguy cơ tuyệt chủng nhưng cần phải kiểm soát thương mại nhằm tránh việc khai thác bừa bãi;

Phụ lục 3: Bao gồm các lồi được bảo vệ tại ít nhất một quốc gia.

Mỗi nước tham gia phải có một hoặc một vài cơ quan quản lý chuyên trách giám sát hệ thống cấp phép và một vài cơ quan khoa học tư vấn cho các cơ quan chuyên trách tác động của thương mại đối với các loài động thực vật.

Một loài động vật thuộc diện điều chỉnh của CITES chỉ có thể được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu từ nước thành viên khi các tài liệu phù hợp được xuất trình khi thơng quan tại cửa khẩu. Mới đây, Cơng ước cịn bổ sung thêm biện

pháp mới là đình chỉ thương mại tất cả các loài thuộc sự điều chỉnh của CITES đối với những thành viên nào không nộp báo cáo hàng năm trong 3 năm liên tiếp.

Công ước quy định các bên tham gia nếu có tranh chấp gì thì phải giải quyết thơng qua đàm phán. Nếu đàm phán khơng có kết quả, hai bên thống nhất đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế tại La Hay. Phán quyết của trọng tài có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp. Cho đến nay vẫn chưa có tranh chấp nào xảy ra.

Quy định của CITES có tác động đáng kể đến thị trường quốc tế về các loài động thực vật nói chung và những loài đang lâm nguy nói riêng. Việc kiểm sốt xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu, từng việc kiểm sốt này sẽ làm giảm số lượng bn bán nhưng sẽ có tác động đến giá cả. Kiểm sốt xuất khẩu làm tăng chi phí xuất khẩu, từ đó dẫn tới số lượng các lồi càng giảm đi, phương pháp để giảm buôn bán cũng dẫn đến giá cả tăng. Mặt khác khi kiểm soát nhập khẩu làm cho giá cả giảm xuống. Thơng thường khi kiểm sốt nhập khẩu có tác động giảm u cầu về loài được nhập khẩu, dẫn đến số lượng giảm xuống và giá cả cũng giảm xuống. Hiệu ứng của việc giảm giá này làm giảm sự khuyến khích, dẫn đến sức ép giảm xuống về thu hoạch và sự giảm đi của các loài. Điều này được chứng minh ở một số sự việc như: nhờ vào kết quả cấm nhập khẩu ngà voi làm cho giá ngà voi của thế giới giảm xuống nhiều, do đó đã làm giảm áp lực săn voi của những kẻ săn trộm ở nhiều nơi của Châu Phi.

CITES được coi là một công ước đa phương thành công. Kể từ khi CITES chính thức có hiệu lực, chưa có một lồi nào bị tuyệt chủng do thương mại gây nên. Tính đến cuối tháng 12 năm 2002, CITES đã có 160 nước thành viên. Việt Nam là nước thứ 121 tham gia Công ước này. Việt Nam ký kết Công ước vào ngày 20 tháng 1 năm 1994 và Cơng ước chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1994.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)