Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm 1 Một số quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 95 - 98)

3.1.1.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam

Việt Nam được kết nạp vào WTO ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này từ 11/01/2007. Đối với Hiệp định TBT, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ và toàn diện Hiệp định kể từ thời điểm gia nhập. Để thực hiện cam kết này, Chính phủ đã chủ động chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình hành động từ năm 2002 đồng thời ban hành một số văn bản sau:

Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc phê duyệt đề án triển

khai thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc thành lập và ban

hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Việc ban hành và thực hiện hai Quyết định trên đã góp phần đẩy nhanh đàm phán gia nhập WTO liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đặt cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động có liên quan đến TBT trong thời kỳ “hậu WTO”. Điều này chứng tỏ Việt Nam quyết tâm thực hiện các cam kết của mình đối với Hiệp định này, trong đó có việc hình thành ban liên ngành về TBT và mạng lưới TBT của Việt Nam.

Trên cơ sở hai quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-BKHCN ngày 30/03/2007, kèm theo quyết định là chương trình thực hiện đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2006 – 2010 bao gồm: Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam, triển khai quy hoạch và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động đánh giá sự phù hợp, tăng cường hợp tác

quốc tế về các vấn đề liên quan đến TBT, hoạt động của ban liên ngành về TBT và mạng lưới TBT, công tác tuyên truyền phổ biến, đánh giá kết quả thực thi đề án và đề ra các biện pháp tiếp theo.

Quyết định 07/2006/QĐ-BKHCN ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học

và Công nghệ, đưa ra quy chế tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) đã được thành lập theo Quyết định số 444/QĐ- TTg ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và theo Quyết định số 2788/QĐ-BKHCN ngày 3 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về thành viên Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Theo đó, Ban liên ngành về TBT được thành lập nhằm tăng cường sự phối hợp hành động giữa các Bộ, ngành trong việc thi hành Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Việt Nam nhằm thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định TBT và đảm bảo lợi ích chính đáng của quốc gia.

Luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày

29/6/2006 quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo đó, việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế; đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan; dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy

chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó khơng phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, cơng nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mơ tả hoặc thiết kế chi tiết; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. [27]

Luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày

21/11/2007 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bên cạnh đó, Luật cũng liệt kê những hành vi bị nghiêm cấm, đó là: Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hố đã bị Nhà nước cấm lưu thơng; khơng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; khơng có nguồn gốc rõ ràng; đã hết hạn sử dụng; dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người; cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn cơng bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng [28].

Luật an tồn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011,

Luật gồm 11 chương, 72 điều, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về an tồn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Điều 5 Luật an tồn thực phẩm thì những hành vi bị cấm: Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm

để chế biến thực phẩm; đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất khơng rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sản xuất, kinh doanh bị nghiêm cấm đối với: Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; thực phẩm khơng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thực phẩm bị biến chất; thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng khơng bảo đảm an tồn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong q trình vận chuyển gây ơ nhiễm thực phẩm; thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu… [30]

Để triển khai các cam kết của Hiệp định TBT, Việt Nam đã rà soát và ban hành một hệ thống pháp luật liên quan đến TBT, bao gồm cả các văn bản luật, dưới luật… Nhìn chung, hệ thống này đã tương đối hồn thiện, trong q trình thực hiện nghĩa vụ đã đạt được sự công khai, minh bạch và tính dự báo, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT như không phân biệt đối xử, không hạn chế thương mại quá mức cần thiết. Hơn thế nữa, một số cơ quan được thành lập như văn phòng TBT Việt Nam, mạng lưới TBT Việt Nam nhằm thực thi có hiệu quả cam kết về TBT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)