Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) lần đầu tiên được đưa ra thương thảo tại vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO. Mục đích chính của GATS là tạo ra khn khổ pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ. Các nước thành viên đưa ra các cam kết về việc mở cửa thị trường dịch vụ không phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước. Việc điều chỉnh luật sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới xóa bỏ hồn tồn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng như đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phương thức khác nhau. Đồng thời mỗi thành viên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà nước này dành cho một nước thứ ba.
Theo Điều 14 của Hiệp định, các nước thành viên WTO không bị ngăn cản trong việc chấp thuận hoặc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ con người, động vật. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này không được gây ra sự phân biệt đối xử hay tạo nên một hình thức hạn chế trá hình đối với thương mại dịch vụ [41]. Vấn đề bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục được quy định trong GATS như yếu tố khơng thể thiếu của tự do hóa thương mại.
Các dịch vụ mơi trường trong GATS gồm có 4 ngành: dịch vụ nước thải, dịch vụ chất thải, dịch vụ vệ sinh dịch tễ và các dịch vụ tương tự, các dịch vụ khác (có
thể gồm dịch vụ tẩy sạch khí, dịch vụ hạn chế tiếng ồn, dịch vụ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ bảo vệ môi trường khác). Cách phân loại này tập trung nhiều vào những dịch vụ liên quan tới việc xử lý các hậu quả về môi trường; các loại hình dịch vụ được cung cấp trong quá trình hoạt động của các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Dịch vụ môi trường được đặt trong ngành cơng nghiệp mơi trường có tính linh hoạt và gắn kết cao; các công nghệ và sản phẩm nhằm làm giảm rủi ro và giảm thiểu sự ơ nhiễm lãng phí các nguồn lực; dịch vụ môi trường được xác định là những dịch vụ được cung cấp để xác định, ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu hoặc khắc phục những thiệt hại môi trường xảy ra đối với đất, nước, khơng khí, cũng như những vấn đề liên quan tới chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái.
Tiềm lực kinh tế mạnh sẽ tạo nguồn lực tài chính cần thiết cho cơng tác bảo vệ môi trường, phát triển và tăng cường thể chế bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho việc trao đổi công nghệ và phát triển các dịch vụ môi trường. Song, đây cũng là một động lực gia tăng cạnh tranh, thúc đẩy khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, những vấn đề về dịch chuyển công nghệ lạc hậu và rác thải xuyên biên giới, như vậy sẽ mang đến cho môi trường nhiều thách thức... Để gắn kết vấn đề bảo vệ môi trường vào chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường công tác bảo vệ môi trường các quốc gia thành viên cần có những cam kết tích cực trong q trình tham gia và thực thi GATS.
Việc tự do hóa các dịch vụ về môi trường trong khuôn khổ GATS sẽ có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường như giúp cho chất lượng dịch vụ tốt hơn, các loại hình dịch vụ được phát triển phong phú đa dạng hơn và kết quả là chất lượng môi trường được cải thiện. Tuy nhiên việc này mới chỉ có 22 nước thành viên WTO cam kết mở cửa dịch vụ mơi trường, trong đó nhiều nước không cam kết đối với phương thức cung cấp qua biên giới và phương thức di chuyển thể nhân.
Như vậy, các cam kết của các thành viên WTO để phát triển bền vững và môi trường được thể hiện rất rõ trong các quy định nêu trên. Với các nguyên tắc cơ bản về phân biệt đối xử, minh bạch, dự báo giúp thiết lập các khuôn khổ cho các thành
viên để thiết kế và thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề môi trường. Với các thỏa thuận mang tính chuyên ngành như các quy định về sản phẩm, vệ sinh dịch tễ… tạo nên phạm vi cho các mục tiêu môi trường phải được tuân theo và cho thương mại liên quan đến các biện pháp cần thiết để được thông qua.