một trong những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong nước và giúp các doanh nghiệp Indonesia nâng cao nhận thức về yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế hiện đại.
Bên cạnh những biện pháp chung để đối phó với các rào cản mơi trường các nước, Indonesia đã có nhiều biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là thủy sản.
Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản, Indonesia ngoài việc quan tâm tới việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, cịn đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Indonesia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và đồng bộ để quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông thủy sản, hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khỏe cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của hàng nơng thủy sản xuất khẩu.
Để đáp ứng tốt các quy định môi trường của các nước như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ đối với nhập khẩu hàng nông thủy sản, Indonesia đã triển khai thực hiện: Quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông thủy sản chặt chẽ và thống nhất từ trung ương đến địa phương; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thức ăn, hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ nuôi trồng nông thủy sản, đặc biệt là những chất gây ô nhiễm môi trường; đầu tư thiết bị kiểm tra hiện đại; đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ kiểm tra; xây dựng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) và áp dụng đại trà trong cả nước; nghiên cứu lai tạo giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tạo ra giống thủy sản sạch; công tác khuyến ngư, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định về môi trường các nước đối với hàng nông thủy sản nhập khẩu cho các hộ nuôi trồng nông thủy sản, tập huấn, chuyển giao công
nghệ về nuôi trồng thủy sản sạch, sơ chế và bảo quản nguyên liệu cho nông, ngư dân; xây dựng các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thương mại, tài ngun và mơi trường có vai trị hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và thực sự nó đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ mơi trường. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Trong xu thế tồn cầu hố, tự do hố thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc chống lại và loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu vào nước họ mà không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường. Qua việc nghiên cứu pháp luật thực định của một số nước về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, có thể thấy rằng mỗi nước đều đặt ra cho mình những nguyên tắc xử sự riêng của mình nhưng khơng nằm ngồi xu thế trên của thương mại quốc tế.
Đối với các nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới, có thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, Thụy Điển... họ có hành lang pháp lý bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng rất chặt chẽ, hệ thống. Họ có các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm định tiêu chuẩn chất lượng hoạt động quy củ và có chế tài xác đáng đối với các hành vi phi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Họ có các tiêu chuẩn chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu dùng sản phẩm, những tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về mơi trường, nhãn mác bao bì sản phẩm… quy định khắt khe và dường như tạo ra những rào cản thương mại buộc các nước xuất khẩu phải vượt qua.
Đối với các quốc gia có nền kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào xuất khẩu như Thái Lan, Indonesia, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu mang tính nhạy cảm với mơi trường như: hàng nông sản, thủy sản, gạo, da giầy, dệt may… Là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự
tăng trưởng kinh tế. Chính sách pháp luật, các biện pháp phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, các biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật sang các thị trường khó tính ln là tơn chỉ hoạt động của các nước này. Để đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của các nước phát triển, Thái Lan, Indonesia phải đưa ra những chính sách sản xuất hợp lý, tuân thủ và thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mang tính quốc tế như: ISO 9001, ISO 14000, HACCP…
Đối với mặt hàng thực phẩm, các nước này ln có định hướng cho doanh nghiệp xây dựng khu sản xuất, nuôi trồng đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra chặt chẽ dư lượng độc tố, nguồn thuốc phịng bệnh. Chính phủ của họ luôn chú trọng đầu tư, hỗ trợ về công nghệ và chuyên gia, giúp cho việc nuôi trồng và phương pháp đánh bắt không tổn hại môi trường; cập nhật và cung cấp thông tin kịp thời về các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu.
Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các nhà hoạch định pháp luật Việt Nam nói chung cần có tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiễn nước ta. Việc ứng dụng kinh nghiệm phát triển thương mại và bảo vệ môi trường của các quốc gia này vào Việt Nam sẽ được triển khai rõ hơn tại Chương 3 của luận văn.
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GĨP PHẦN HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG