Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hố nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (cịn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, mơi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hố của mình và hàng hố nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hố nước ngồi vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng cịn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”. Ví dụ: Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng đối với máy giặt, nó cũng chứa đựng các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, lao động mà một sản phẩm cần phải
được đáp ứng trong vịng đời của nó; các sản phẩm chế tạo từ gỗ rừng bắt buộc phải được khai thác từ những khu rừng mà việc quản lý khai thác đảm bảo tính bền vững.
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) quy định các chuẩn mực và tiêu chuẩn đã được ký năm 1979 và được bổ sung tại vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định này đã trở thành một bộ phận cấu thành của WTO, được áp dụng cho mọi thành viên của WTO và tuân theo quy chế giải quyết tranh chấp của WTO. Hiệp định này tập trung vào hai nội dung chính: chuẩn mực kỹ thuật và tiêu chuẩn từ khâu đóng gói, dán nhãn mác hay nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm đến các thủ tục kiểm tra quy cách của sản phẩm theo những chuẩn mực này. Việc thông qua Hiệp định TBT trong khuôn khổ WTO nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này sao cho chúng được các nước thành viên WTO sử dụng đúng mục đích và khơng trở thành cơng cụ bảo hộ.
Về khía cạnh mơi trường, Hiệp định TBT đòi hỏi phải dung hoà được hai mục tiêu trái ngược nhau: vừa bảo đảm cho các nước có quyền tự do bảo vệ an ninh quốc gia, sức khoẻ con người và môi trường, vừa không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại. Phạm vi điều chỉnh mới của Hiệp định không chỉ dừng lại ở quy định đối với sản phẩm mà cịn liên quan tới quy trình và phương pháp sản xuất.
Chính vì vậy, các bên tham gia hiệp định phải có trách nhiệm ở cả ba cấp độ: xây dựng và áp dụng các quy định kỹ thuật; thành lập các cơ quan đo lường tiêu chuẩn hoạt động tuân theo luật ứng xử đúng mực; và cấp chứng nhận sản phẩm đúng quy cách. Cả ba giai đoạn này phải tôn trọng các quy tắc của hiệp định dù chúng do các tác nhân địa phương, nghiệp đoàn hay tư nhân đảm nhận.
Trong phần mở đầu của Hiệp định đã chỉ rõ:
“…Thừa nhận rằng, không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động, thực vật, bảo vệ môi trường…”
Quy tắc cơ bản: theo Hiệp định TBT, khi ban hành các quy định về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định này là:
Thứ nhất, không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu cùng loại từ tất cả các nguồn, cũng như không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa cùng loại. Tức là phải đảm bảo thực hiện hai nguyên tắc cơ bản là đối xử quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc. Bên cạnh đó, TBT cũng có những quy định riêng về việc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các thành viên đang phát triển.
Thứ hai, tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế (nếu có thể dùng các biện pháp khác ít hạn chế thương mại hơn). Điều này có nghĩa là việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật này không được vượt quá mức cần thiết để thực hiện các mục tiêu hợp pháp trong đó có tính tốn đầy đủ các rủi ro do không thực hiện được các mục tiêu đó. Để đánh giá các rủi ro đó, các yêu cầu sau có thể được xem xét: “… các thơng tin khoa học, kỹ thuật hiện có, cơng nghệ sản xuất có liên quan và mục đích sử dụng cuối cùng dự tính của sản phẩm”. [36]
Thứ ba, minh bạch - thông báo: Hiệp định quy định nghĩa vụ thông báo các yêu cầu kỹ thuật quy trình đánh giá sự phù hợp thơng qua cơ chế hỏi đáp quốc gia. Mục đích của quy định này là minh bạch hóa các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu và hạn chế tối đa sự bóp méo thương mại mà các yêu cầu kỹ thuật gồm cả các quy định và tiêu chuẩn mơi trường có thể gây ra. Các biện pháp môi trường được thông báo gồm có: các biện pháp hạn chế ơ nhiễm, quản lý rác thải, bảo tồn năng lượng, các biện pháp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các biện pháp thực hiện các hiệp định đa phương về môi trường.
Trong các vụ kiện thương mại liên quan đến môi trường trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới có một ví dụ khá điển hình về việc phá “hàng rào xanh” nhờ áp dụng quy tắc minh bạch và không phân biệt đối xử của WTO. Năm 1997, các nước Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan đưa ra vụ kiện chống Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm với lý do bảo vệ rùa biển. Việc kiện của 4 nước nói trên xuất phát từ Luật Bảo vệ các loài quý hiếm của Hoa
Kỳ (ban hành năm 1973), theo đó, ngư dân Hoa Kỳ đánh bắt tơm cần phải sử dụng dụng cụ ngăn chặn rùa biển mắc lưới với mục đích bảo vệ lồi rùa biển di cư đang có nguy cơ bị tuyệt chủng vì các hoạt động của con người.
Theo đó, Hoa Kỳ sẽ tiến hành đàm phán nhằm ký kết với các nước thực hiện nhiều hoạt động đánh bắt tôm các thoả thuận về bảo vệ rùa biển. Các loại tơm được đánh bắt với kỹ thuật có thể gây nguy hiểm cho rùa biển được pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ sẽ bị cấm nhập khẩu vào nước này. Năm 1989, tại Điều 609 Luật Công (Public Law) 101-162 của Hoa Kỳ, quy định này đã được áp dụng cả đối với các tàu đánh bắt tôm của các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Tuân theo quy định của Hiệp định TBT, Điều 11 - Trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác, và Điều 12 - Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các Thành viên đang phát triển. Trong hai năm 1991 và 1993, Hoa kỳ đã giành sự ưu đãi cho các nước vùng biển Caribe bằng sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính, cho phép có giai đoạn chuyển đổi để ngư dân các nước này có thể sử dụng các dụng cụ ngăn chặn rùa biển mắc vào lưới khi đánh bắt tôm và xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Đến tháng 4 năm 1996, các quy định trên đã được áp dụng cho tất cả các loại tơm trên tồn thế giới.
Trước những tổn thất kinh tế về đánh bắt và chế biến tôm do quy định của Hoa Kỳ gây ra, 4 nước Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan đã khởi kiện Hoa Kỳ tại WTO. Theo các nước nguyên đơn, việc cấm vận của Hoa Kỳ dựa trên Điều 609 vi phạm Điều 2 của Hiệp định TBT, điều khoản này yêu cầu các thành viên cam kết bảo đảm sao cho việc xây dựng, thông qua và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật phải khơng nhằm mục đích và/ hoặc tạo ra rào cản khơng cần thiết cho thương mại quốc tế; vi phạm các Điều 1, 11 và 13 của GATT 1994, làm vơ hiệu hóa và phương hại đến các lợi ích mà các nước nguyên đơn đáng lẽ được hưởng.
Cơ quan phúc thẩm của WTO (AB) cho rằng các biện pháp của Hoa Kỳ bảo vệ rùa biển là phù hợp với Điều 20 của GATT, tuy nhiên lại không phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc. Lý do là đã có sự phân biệt đối xử của Hoa Kỳ đối với các thành viên khác nhau của WTO. Báo cáo của cơ quan phúc thẩm của WTO cho thấy quyền bảo vệ môi trường của các quốc gia khi thông qua các biện pháp đơn phương,
nhưng mặt khác trong vụ tranh chấp này, quốc gia áp dụng các biện pháp như vậy cũng thấy mình vi phạm nghĩa vụ của WTO. AB cũng nêu lên một thực tế là Hoa Kỳ trong q trình đàm phán đã khơng hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên WTO khác để làm rõ thế nào là dụng cụ đánh bắt tôm song không phải bắt rùa biển, việc chuyển giao công nghệ như vậy ra sao? Bên cạnh đó, khơng phải các nước thành viên nào cũng có thể đáp ứng ngay và cùng một lúc các yêu cầu mà Hoa Kỳ đặt ra. Vì vậy nếu có phải đáp ứng thì các thời hạn khác nhau cần được đưa ra cho các nước khác nhau. [46]
Thứ tư, thủ tục đánh giá sự phù hợp: Hiệp định TBT quy định rằng các hệ thống áp dụng để đánh giá sự phù hợp với các quy định kỹ thuật nên được xây dựng và áp dụng sao cho không tạo ra những cản trở đối với thương mại. Theo định hướng này, tại Điều 5 của Hiệp định, các thủ tục đánh giá sự phù hợp không nên được xây dựng và áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu theo các điều kiện kém ưu đãi hơn những quy định áp dụng cho các sản phẩm của nước nhập khẩu; cung cấp cho các nhà cung cấp nước ngồi khi họ có u cầu thơng tin về thời gian giải quyết và các tài liệu yêu cầu để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm mà họ muốn xuất khẩu; các loại phí áp dụng cho các nhà cung cấp nước ngoài cần phải được áp dụng tương đương các loại phí áp dụng cho sản phẩm có nguồn gốc nội địa; nơi đặt cơ quan đánh giá sự phù hợp và việc lấy mẫu thử khơng được tạo khó khăn bất tiện cho nhà cung cấp nước ngoài; các thủ tục đánh giá sự phù hợp phải có quy định về việc xem xét các khiếu nại trong quá trình thực hiện.
Tại sao WTO không tạo ra những biện pháp kỹ thuật thống nhất chung cho hàng hóa của tất cả các nước thành viên? Các biện pháp kỹ thuật thể hiện những mục tiêu khác nhau của mỗi nước (bảo vệ lợi ích cơng cộng, cam kết xã hội, thúc đẩy thương mại…) và cũng phản ánh những đặc trưng khác nhau của mỗi nước (đặc biệt về điều kiện địa lý, trình độ phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính…). Vì thế, cho đến nay các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biện pháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hố nào. Cũng vì lý do này mà Hiệp định TBT không phải là tập hợp các biện pháp kỹ thuật áp dụng trực tiếp, bắt buộc chung
ở tất cả các nước thành viên cho từng loại hàng hoá mà chỉ đưa ra các nguyên tắc chung mà các nước phải tuân thủ khi thông qua và thực thi các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hoá. Như vậy, Hiệp định TBT cho phép một nước thông qua các quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật và các thủ tục để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Hiệp định gắn việc áp dụng những biện pháp nói trên với những yêu cầu cụ thể, trong số đó bao gồm tính rõ ràng, minh bạch và sự không phân biệt đối xử. Thông qua các quy định của TBT, các thành viên đã đưa ra những cố gắng để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật cũng như các thủ tục chứng nhận và kiểm tra sẽ không gây cản trở thương mại. Sự không phân biệt đối xử trong việc chuẩn bị chấp nhận và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật, các thủ tục đánh giá là một trong những quy tắc chính của Hiệp định này.
Thứ năm, tính hài hịa: Hiệp định TBT cũng nhấn mạnh u cầu “hài hịa hố” các biện pháp kỹ thuật giữa các nước theo hướng: khuyến khích các nước thành viên tham gia vào q trình hài hồ hố các tiêu chuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đã được chấp thuận chung làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật nội địa của mình; khuyến khích các nước nhập khẩu thừa nhận kết quả kiểm định sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tại nước xuất khẩu. Việc hài hồ hố các biện pháp kỹ thuật này được WTO khuyến khích bởi nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thơng hàng hố của doanh nghiệp và người sản xuất; người tiêu dùng cũng được lợi từ sự thống nhất này.
Tham gia các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: Hiệp định TBT khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện nước mình, nhưng nó khơng địi hỏi các nước thay đổi mức độ bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này. Theo Điều 2.4 của Hiệp định, đối với các quy chuẩn kỹ thuật, nếu đã có những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế chung liên quan thì các nước thành viên WTO phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đó để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật nội địa của mình. Quy định này tạo ra một sự thống nhất tương đối về quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá ở các nước khác nhau, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu (ví dụ khi doanh nghiệp xuất cùng một mặt hàng đi nhiều nước). Tuy nhiên, một nước có thể
khơng sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế chung nếu các tiêu chuẩn này không hiệu quả và khơng thích hợp để đạt được mục tiêu quốc gia của mình. Trong trường hợp này, nếu quy chuẩn kỹ thuật dự kiến áp dụng có ảnh hưởng rõ rệt đến thương mại, nước thành viên có nghĩa vụ: Cơng bố dự thảo các quy chuẩn kỹ thuật; tạo cơ hội để các chủ thể liên quan được bình luận về dự thảo đó; cân nhắc các ý kiến bình luận trong quá trình hồn thiện và thơng qua các quy chuẩn kỹ thuật chính thức.