Điều ước quốc tế đa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 26 - 27)

Có thể nói mơi trường là một trong số những vấn đề mới của WTO, mặc dù trong lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đề cập đến việc “sử dụng tối ưu

các nguồn lực của thế giới phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn môi trường...” [35] nhưng trong các Hiệp định của WTO

không có điều khoản cụ thể nào nói lên mối quan hệ giữa thương mại và môi trường. Vấn đề môi trường trong WTO được đề cập gián tiếp tại một số hiệp định sau:

a. Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) Điều 20 và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Điều 14: những chính sách nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động – thực vật thì được miễn khơng phải tuân theo các quy định của Hiệp định này.

b. Hiệp định TBT, Hiệp định SPS: công nhận các nước được đề ra các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ môi trường.

c. Hiệp định nơng nghiệp: các chương trình mơi trường khơng phải cắt giảm trợ cấp.

d. Hiệp định SCM cho phép trợ cấp đến 20% để các xí nghiệp có thể đáp ứng tiêu chuẩn môi trường mới.

e. Hiệp định TRIPS: có thể từ chối cấp bằng sáng chế đe dọa đến đời sống, sức khỏe con người, động - thực vật hoặc phá hoại môi trường.

Xu hướng trong các quy định của WTO là gắn vấn đề bảo vệ môi trường với các hoạt động kinh tế trong nước và thương mại quốc tế. Chính vì vậy, mặc dù các hiệp định của WTO khơng có quy định cụ thể về hoạt động bảo vệ mơi trường, chưa có quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào q trình bảo vệ mơi trường nhưng các quy định của WTO đóng vai trị quan trọng trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn mơi trường quốc gia phù hợp với các điều kiện, nhu cầu phát triển.

Ngồi ra cịn một số điều ước quốc tế như: Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention) trong lĩnh vực sức khoẻ thực vật,...

Là thành viên của điều ước quốc tế, Việt Nam và các nước thành viên có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản, nội dung của công ước. Việc gia nhập các công ước này là tiền đề quan trọng cho việc hội nhập của pháp luật Việt Nam với những tiêu chuẩn và quy phạm của pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)