Công ước về đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 64 - 66)

Công ước đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Cơng ước này có 135 thành viên. Mục tiêu của Công ước là bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng lâu dài các cấu thành của đa dạng sinh học, chia sẻ cơng bằng và tương thích các lợi ích xuất phát từ việc sử dụng các nguồn gen.

Để đạt được mục tiêu trên, nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; tiếp cận và chuyển giao công nghệ; quản lý cơng nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích. Ngồi ra, Công ước cũng quy định về các biện pháp khuyến khích bảo vệ đa dạng sinh học, hợp tác quốc tế; trao đổi thơng tin; các nguồn tài chính và cơ chế tài chính, v.v… trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.

Thực hiện các nội dung trên, các nước cam kết tiến hành một số hoạt động chính như: xây dựng hệ thống khu bảo tồn, trong đó tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và tài nguyên di truyền; kiểm soát và quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người; kiểm soát các lồi sinh vật ngoại lai xâm hại mơi trường.

Nội dung của Công ước không trực tiếp đề cập về các biện pháp thương mại và cũng không quy định trực tiếp về việc áp dụng các biện pháp thương mại cụ thể. Tuy nhiên, Công ước bao gồm một số quy định mà theo cách diễn giải chung thì chúng địi hỏi phải áp dụng các biện pháp cụ thể và những biện pháp này có thể gây ảnh hưởng đối với thương mại. Ngoài ra, một số quy định có mối quan hệ chặt chẽ với một số Công ước thương mại quốc tế. Dưới đây là một số quy định có liên quan tới việc áp dụng các biện pháp thương mại cụ thể.

Điều 8 của Công ước quy định: “mỗi bên tham gia Công ước phải tôn trọng,

bảo tồn và duy trì các kiến thức, sáng kiến và tập tục truyền thống của cộng đồng người bản xứ và địa phương liên quan đến việc bảo tồn và khai thác bền vững sự đa dạng sinh học. Các bên phải ngăn chặn, kiểm sốt hoặc loại trừ tận gốc các lồi sinh vật lạ đe doạ hệ sinh thái.”

Theo Điều 10 của Cơng ước: “các bên tham gia phải có những biện pháp để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi đối với đa dạng sinh học, bảo vệ và khuyến khích các biện pháp truyền thống để thực hiện mục tiêu khai thác bền vững các yếu tố của đa dạng sinh học.”

Điều 14 của Công ước quy định “các bên tham gia phải áp dụng các thủ tục đánh giá tác động môi trường đối với các dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, và xúc tiến các biện pháp trong nước để phản ứng khẩn cấp trước những hoạt động hoặc sự việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học.” [6]

Nhìn chung, các quy định của Công ước mặc dù không quy định cụ thể về các biện pháp thương mại được áp dụng nhưng việc đặt ra những nghĩa vụ về môi trường (cụ thể là bảo vệ và khai thác bền vững đa dạng sinh học) tạo điều kiện cho các bên tham gia Cơng ước có quyền lựa chọn và áp dụng những biện pháp phù hợp với mình, trong đó có những biện pháp hạn chế thương mại.

Tóm lại, sự tham gia đơng đảo vào các Công ước quốc tế về môi trường chứng tỏ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thương mại, tài ngun và mơi trường có vai trị hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và thực sự nó đang nỗ lực giải quyết hài hồ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)