ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thủy sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000..., đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát q trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh đã được áp dụng. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách “hộp xanh” và “hộp vàng” trong nơng nghiệp. Đối với nhóm nơng sản được hưởng chính sách hộp xanh, nhà nước tăng cường hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm được hưởng chính sách hộp vàng, Nhà nước chuyển trợ cấp ở khâu lưu thơng sang các khâu liên quan đến q trình sản xuất, chế biến như ưu đãi vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật ni, phân bón, năng lượng.
Ngồi ra, Chính phủ Trung Quốc cịn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước, tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành trong vấn đề bảo vệ mơi trường...
Nhìn chung, hệ thống chính sách về thương mại và môi trường của Trung Quốc tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và những người thực thi chính sách về mơi trường cịn yếu kém, q coi trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách đối với Trung Quốc.
2.3.3. Thụy Điển