Phương trình bán logarit

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 67 - 69)

Bảng 4.18 Hệ số hồi qui mô hình bán - logarit.

Coefficients Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics Model B Std. Error

Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 0.867 0.366 2.365 0.019

cpdh -0.179 0.035 -0.385 -5.078 0.000 0.762 1.312

cp thay the -3.238E-02 0.032 -0.077 -1.014 0.312 0.756 1.323

hoc van 0.147 0.106 0.118 1.389 0.166 0.603 1.657

gioi tinh 2.444E-02 0.101 0.017 0.242 0.809 0.872 1.147 hon nhan -9.123E-02 0.126 -0.064 -0.722 0.471 0.555 1.802 thu nhap 8.555E-02 0.044 0.195 1.944 0.053 0.435 2.297

tuoi ma 2.355E-02 0.059 0.035 0.397 0.692 0.566 1.766

a Dependent Variable: Ln(sl)

(Nguồn:Tính từ số liệu điều tra với phần mềm SPSS, độ tin cậy 90%, phụ lục 4.)

Hệ số xác định R2 = 0,36 (36%)

Từ kết quả trên, mô hình hối qui bán - logarit được thành lập như sau:

Ln(SL) = 0,876 -0,179TC –0,032Ps +0,147EDU +0,0244MA -0,0912MAR +0,855Y +0,0235AGE (2)

Với độ tin cậy 90% trong 2 mô hình hồi qui trên, hầu hết các hệ số hồi qui của giải thích đều có dấu như mong đợi, ngoại trừ biến tình trạng hôn nhân. Quan trọng nhất, hệ số của biến chi phí du hành mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê (Sig=0,00<0,1). Tác động của thu nhập lên số lần tham quan Hòn Mun là dương và có ý nghĩa thống kê.

Hệ số của hàm bán - logarit R2 = 0,36 chỉ ra rằng kết quả hồi qui chỉ giải thích được 36,0% sự biến động trong số lần đến thăm Hòn Mun (cầu du lịch Hòn Mun). Mức độ giải thích sự biến động như vậy là thấp bởi vì bản thân độ dao động của biến phụ thuộc thấp, số lần đến thăm Hòn Mun của du khách hầu hết chỉ là 1 lần và 2 lần là chủ

yếu, số lượng du khách tham quan nhiều chủ yếu rơi vào khách đi lặn, tuy nhiên con số này không nhiều và hầu hết là đến từ Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi phí du hành (TC): Hệ số ước lượng và chỉ số t trong bảng 4.17 và 4.18 chỉ ra rằng chi phí du hành rõ ràng tác động nghịch lên số lần đến du lịch Hòn Mun, hay nói cách khác là tác động nghịch lên cầu du lịch Hòn Mun. Điều này có nghĩa nếu khách du lịch phải trả chi phí để đến du lịch Hòn Mun càng cao thì họ sẽ giảm số lần đến thăm Hòn Mun. Như vậy nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh cho cho giả thiết. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng đường cầu du lịch cho cụm đảo Hòn mun.

Chi phí đến địa điểm thay thế (Ps): Hệ số hồi qui và chỉ số thống kê “t” chỉ ra rằng nếu chi phí đến địa điểm thay thế tăng thì du khách sẽ tăng số lần đến Hòn Mun, điều này phù hợp với giả thiết đưa ra. Tuy nhiên, cần chú ý rằng du khách thường đưa ra dự định chi tiêu cho địa điểm thay thế thấp hơn nhiều so với múc chi thực tế nếu đi du lịch ở đó, mặt khác địa điểm thay thế có qui mô hoàn toàn khác so với cụm đảo Hòn Mun. Vì vậy, kết quả hồi qui ở đây phản ánh không hoàn toàn đúng ý nghĩa của mô hình ứng dụng mà chỉ phản ánh sự khó khăn trong quá trình láy mẫu.

Trình độ học vấn (EDU): Hệ số hồi qui của biến trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương mong đợi. Kết quả hồi qui chỉ ra rằng khách du lịch đến Hòn Mun nhiều lần là những du khách có trình độ học vấn cao. Điều này trùng hợp với giả thiết những người có trình độ cao thường có cảm nhận về chất lượng môi trường và chấp nhận chi trả cho chất lượng môi trường cao hơn. Thực tế khi lấy mẫu số người có trình độ Đại học trở lên chiếm đa số, hay kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thiết.

Giới tính (MA) (Biến giả): Hệ số hồi qui của biến giới tính mang dấu mong đợi, tức nam giới thường đi du lịch tại cum đảo Hòn mun nhiều hơn, điều này tương đối phù hợp vì loại hình du lịch biển đảo này khá phù hợp với nam giới, những bất tiện như say song hay mùi xăng dầu hoặc sự bất bình đẳng giới làm cho tỷ lệ nữ giới thăm quan nơi này thấp hơn.

Tình trạng hôn nhân (MAR) (Biến giả): Hệ số hồi qui chỉ ra rằng người đã lập gia đình có số lần đến thăm Hòn Mun hay cầu du lịch Hòn Mun ít hơn so với người chưa lập gia đình, điều này trái với giả thiết đưa ra, tuy nhiên hệ số này không mang nhiều ý nghĩa trong mô hình.

Thu nhập (Y): Hệ số hồi qui của biến thu nhập có ý nghĩa và mang dấu mong đợi – dấu dương. Kết quả này chỉ ra rằng khách du lịch đến Hòn Mun nhiều lần hơn là những người có thu nhập cao hơn. Kết quả này mang một ý nghĩa rằng: trong tương lai, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tham quan du lịch đến cum đảo Hòn Mun sẽ tăng, dẫn đến sự gia tăng giá trị của khu bảo tồn, đây là mục tiêu chính của nghiên cứu này.

Tuổi (AGE): Hệ số hồi qui của biến tuổi chỉ ra rằng, người có tuổi càng cao càng đi du lịch Hòn Mun nhiều hơn người ít tuổi, điều này không có ý nghĩa thống kê. Mô hình hồi qui có kết quả trên là do quá trình lấy mẫu đa số mẫu rơi vào độ tuổi rừ 36 đến 55 tuổi.

Như vậy, qua kết quả hồi qui ở cả 2 mô hình trên đã nhân biết được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch tại cụm đảo thuộc khu bảo tồn biển Hòn mun.

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)