CHI PHÍ DU HÀNH PHÂN THEO VÙNG

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 63 - 66)

Các phương tiện du khách sử dụng để đến Nha Trang rất khác nhau và đa dạng. Mọi yếu tố như khoảng cách đi lại, loại hình phương tiện giao thông, mức sống của du khách, thời hạn lưu trú tại Nha Trang và giá trị của khoảng thời gian du khách sử dụng cho chuyến thăm Nha Trang đều được xét đến trong quá trình tính toán chi phí du hành. Vậy khoảng cách, chi phí lưu trú, chi phí tại địa điểmảnh hưởng như thế nào đến chi phí du hành. Các kết quả tính được trình bày trong bảng dưới đây cho thấy khoảng cách có

tác động lên chi phí du hành nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất lên chi phí lữ hành.

Bảng 4.14: Chi phí du hành phân theo vùng.

(đvt: triệu đồng)

Vùng

Chi phí 1 2 3 4 5 Tổng

Chi phí di chuyển 11,251 12,4 42,25 25,85 58,1 149,851

Chi phí lưu trú 26,7 32,4 56,4 34,8 48,6 198,9

Chi phí tại địa điểm 22,4 14,69 24,15 14,325 15,645 91,21

Chi phí thời gian 4,7 4,25 20,153 7,717 15,294 52,114

Tổng (CP du hành) 65,051 63,74 142,953 82,692 137,639 492,075

(Nguồn: tính từ số liệu điều tra).

Chi phí du hành của du khách đến thăm một địa điểm bao gồm 4 loại chi phí là: chi phí tàu xe, chi phí lưu trú, chí phí tại địa điểm du lịch và chi phí thời gian. Trong đó chi phí lưu trú và chi phí di chuyển chím nhiều nhất. Chi phí lưu trú là chi phí được tính cho việc ăn ở khách sạn trong thời gian du lịch ở Nha Trang, trong đó đối với du khách đến từ Nha Trang và những du khách có mục đích chuyến đi là học tập công tác thì chi phí này được tách riêng. Chi phí di chuyển chính là chi phí cho việc thuê phương tiện mà du khách sử dụng để đến Nha Trang, bao gồm cả vé khứ hồi. Chi phí tại địa điểm là số tiền mà du khách bỏ ra khi đi tham quan cụm đảo Hòn Mun, bao gồm tiền vé đi tua, vé vào cửa, tham gia các dịch vụ, trò chơi, ăn uống trên đảo và các dịch vụ khác… Tuy chưa thể thống kê tuyệt đối chi tiết số tiền mà một du khách chi ra trên đảo nhưng số tiền mà du khách chi cho các dịch vụ tham gia đã được thống kê hết. Chi phí cuối cùng là chi phí thời gian, theo OECD 1994, chi phí thời gian chính là chi phí cơ hội của khách du lịch, chi phí cơ hội của việc đi du lịch được tính bằng 1/3 lương theo giờ đi làm và được tính toán bằng thời gian đi du lịch (bao gồm cả thời gian di chuyển).

Chi phí du hành trung bình cho mỗi du khách theo từng vùng được tính ở bảng dưới đây.

Bảng 4.15: Chi phí du hành trung bình theo vùng.

(đvt: triệu đồng)

Vùng

Chi phí du hành trung bình (với chi phí thời gian bằng 1/3 thu nhập ngày)

Chi phí du hành(với chi phí thời gian bằng toàn bộ tiền

lương) 1 1,275490196 1,459862745 2 1,770555556 2,006666667 3 2,647277778 3,393722222 4 2,505818182 2,973575758 5 4,170878788 5,097848485

(Nguồn: Tính từ số liệu điều tra.)

Như vậy, vùng 5 là vùng có chi phí du hành trung bình cao nhất với mức 4,17 triệu đồng/người nếu tính chi phí thời gian bằng 1/3 thu nhập ngày và 5,09 triệu đồng/người nếu tính toàn bộ thu nhập ngày. Tiếp theo là vùng 3 và vùng 4, trong đó chi phí du hành trung bình của vùng 3 cao hơn vùng 4 mặc dù vùng 3 gần địa điểm hơn, nguyên nhân là do chi phí thời gian và chi phí tại dịa điểm của vùng 3 cao hơn vùng 4. Vùng 2 có chi phí du hành trung bình nằm vào khoảng 1,8 dến 2,0 triệu đồng/người, vùng 1 là vùng có chi phí du hành thấp nhất với mức 1,275 và 1,459 triệu đồng/người, nguyên nhân là do vùng 1 rất gần với địa điểm du lịch, vì vậy các khoản chi phí cũng giảm theo. Từ những số liệu thống kê trên ta thấy vùng 5 là vùng có khoảng cách xa nhất và là nơi có dân số đông nhất, vùng 1 là nơi gần nhất và dân số ít nhất. Vậy khoảng cách có làm cho tỷ lệ viếng thăm giảm hay không? Bảng tính toán sau đây sẽ trả lời câu hỏi này.

Bảng 4.16: Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân từ các vùng.

Vùng Lượng khách (người) Dân số (ngàn người) Mẫu Tỷ lệ (VR) 1 59 609 2576,2 51 23,14 2 104 945 7598,2 36 13,81 3 163 901 17347,4 54 9,45 4 268 202 26660,7 33 10,06 5 149 002 30273,3 33 4,92

Từ kết quả tính toán trên ta thấy vùng 1 là nơi có tỷ lệ viếng thăm lớn nhất, tiếp theo là vùng 2, vùng 3 và vùng 4, thấp nhất là vùng 5. Như vậy khoảng cách có ảnh hưởng đến tỷ lệ viếng thăm, khi khoảng cách so với địa điểm du lịch càng ngắn thì tỷ lệ viếng thăm càng cao. Vậy ngoài khoảng cách còn nhân tố nào ảnh hưởng đến cầu du lịch tại Hòn Mun?

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 63 - 66)