Mô hình nghiên cứu đa biến

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 30 - 32)

Đối với hàng hóa chất lượng môi trường cảnh quan như Hòn Mun thì thường không thể quan sát vào hành vi của người tiêu dùng để nhận biết về nhu cầu thực sự của du khách, nhu cầu của du khách phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như chi phí du hành, thu nhập, đặc điểm kinh tế xã hội của du khách, các yếu tố của hàng hóa môi

trường như cảnh quan, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, yếu tố văn hóa lịch sử…

Đối với cầu du lịch là biểu hiện của cầu về hàng hóa chất lượng môi trường, mà cụ thể là cầu du lịch về một điểm giải trí nào đó. Việc giải trí của du khách phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực tự nhiên. Theo OECD (1994) cầu giải trí du lịch của du khách phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: chi phí du hành, chí phí thay thế, thu nhập,trình độ học vấn,, trình trạng hôn nhân, giới tính và độ tuổi. Qua đó ta xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch cụm đảo Hòn Mun như mô hình dưới đây:

Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Hòn Mun.

Bằng mô hình toán học cầu Du Lịch Hòn Mun được biểu diễn như sau:

SL = 1TC  2Y  3 MA  4 AGE 5MAR  6 EDU  7 Ps 

Ln(SL)=1TC  2Y  3 MA  4 AGE 5MAR  6 EDU  7 Ps   Trong đó:

- SL: Số lần đến Hòn Mun

- Ln(SL): logarit của Số lần viếng thăm của du khách đến Hòn Mun.

- TC: Là biến chi phí du lịch của du khách. Kỳ vọng của biến số này mang dấu âm (-). Theo lý thuyết kinh tế cùng với kết quả các nghiên cứu trước đó cho rằng chi phí du lịch sẽ nghịch biến với số lần đi du lịch của du khách.

- Y: Thu nhập của du khách, kỳ vọng nghiên cứu mang dấu dương (+). Theo kinh

Cầu du lịch Hòn Mun Chi Phí du hành Chi Phí thay thế Thu nhập Trình độ học vấn Tình trạng hôn nhân Tuổi Giới tính

nghiệm và kết quả điều tra cùng với những nghiên cứu khác về giá trị giải trí cho rằng biến số thu nhập sẽ đồng biến với số lần thực hiện du lịch của du khách.

- MA: Là biến giới tính (Biến dummy), nhận giá trị 1 nếu du khách là nam, nhận giá trị 2 nếu du khách là nữ. Kỳ vọng mang dấu (+). Cũng theo điều tra mức về hoạt động du lịch và các nghiên cứu khác cho rằng tại các nước khu vực Châu Á, phụ nữ nói chung là ít có điều kiện đi du lịch. Đây chính là tư tưởng “trọng nam” nên hệ quả là phụ nữ có cơ hội ít hơn nam giới trong việc đi du lịch.

- AGE: Biến số tuổi, kỳ vọng mang dấu (+). Cũng theo điều tra cùng với các nghiên cứu về giá trị giải trí du lịch khác, cho rằng tuổi của du khách sẽ đồng biến với số lần đi du lịch

- MAR: Biến tình trạng hôn nhân (là biến Dummy), nhận giá trị 1 nếu du khách chưa có gia đình và giá trị 2 nếu du khách đã có gia đình. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Theo điều tra cùng với kết quả của các nghiên cứu trước đó, cho rằng biến số tình trạng hôn nhân có quan hệ đồng biến với số lần du lịch của du khách, bởi đa phần những người đã có gia đình họ thường có cuộc sống ổn định và do vậy họ có nhu cầu, điều kiện đi du lịch nhiều hơn.

- EDU: Là biến thể hiện bậc học của du khách. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Trình độ học vấn của du khách càng cao càng có khả năng được giao lưu và điều kiện đi du lịch ở nhiều nơi. Nghiên cứu giả định rằng trình độ học vấn của du khách có mối quan hệ đồng biến với số lần đi du lịch

- Ps: Biến chi phí đến địa điểm du lịch thay thế. Kỳ vọng của biến này mang dấu âm (-). Theo những kết của nghiên cứu trước, cùng với lý thuyết kinh tế cho rằng biến số chi phí đến địa điểm du lịch thay thế có quan hệ nghịch biến với số lần du lịch tại địa điểm nghiên cứu.

ε: là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể khi các giả định truyền thống của hàm hồi qui tổng thể được thoả mãn.

Một phần của tài liệu giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)